
- Nhận Nguồn Vốn

Case Study Marketing: Top 10 Ví Dụ Thực Tế
- November 16, 2022 December 3, 2022
- by Nicky Minh

Đăng Ký Nhận Bảng Tin Từ Chúng Tôi

Case Study Marketing: Những Ví Dụ Thực Tế

Có hàng triệu bài viết, video trên Google, Facebook… chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm về marketing. Chỉ riêng trên Google, có đến hơn 671 triệu kết quả liên quan đến cụm từ “case study marketing”.
Với một lượng lớn nội dung như vậy, nhưng lại có quá nhiều nội dung lỗi thời, nội dung sao chép góp nhặt để tối ưu từ khóa cho website, thật khó để có thể tìm được những case study có thể áp dụng hiệu quả vào công việc.
Trong bài viết này, cùng Jenfi Capital nghiên cứu những case study marketing kèm ví dụ thực tế, học hỏi những kiến thức để áp dụng vào các kênh tiếp thị trức tuyến như: quảng cáo PPC, tiếp thị qua email…, và cách để áp dụng những case study marketing vào từng chiến dịch cụ thể của bạn.
Case study marketing là gì?

Trong marketing, case study là nghiên cứu thực tế và chuyên sâu về hiệu quả của một công cụ, một chiến lược cụ thể nào đó. Với case study marketing, nội dung tập trung vào chiến lược và hiệu quả có thể đo lường được, ví dụ như: phần trăm tăng doanh số, tỉ lệ giữ chân khách hàng, hay giảm chi phí PPC.
Trong case study marketing thường bao gồm các thành phần chính:
- Giới thiệu về thương hiệu, khách hàng
- Vấn đề mà thương hiệu, khách hàng gặp phải và cần giải quyết
- Giải pháp (và giải thích tại sao giải pháp ấy lại phù hợp)
- Dữ liệu (trước và sau khi triển khai giải pháp)
Case study mô tả hành trình làm việc với khách hàng của doanh nghiệp của bạn, và là bằng chứng hiệu quả để những khách hàng tiềm năng có lý do tin tưởng và chọn bạn.
Các hình thức case study marketing là gì?

Ba hình thức case study marketing thường dùng bao gồm:
Case study khách hàng
Tập trung vào các trải nghiệm của một khách hàng cụ thể khi làm việc với doanh nghiệp bạn, hoặc sử dụng sản phẩm và dịch vụ của bạn.
Case study giải thích
Những case study này khám phá tác động của một chiến lược cụ thể, ví dụ như chiến lược marketing của một công ty đã tác động đến sự tăng trưởng như thế nào. Case study giải thích thiên về quan sát, diễn giải và kết luận.
Case study triển khai
Hình thức này đi sâu vào quá trình triển khai giải pháp cụ thể cho khách hàng.
Bên cạnh đó, case study marketing còn có thể phân loại dựa theo hình thức trình bày: văn bản (bài đăng), video, seminar, infographic…
Hiện nay có nhiều doanh nghiệp ưa chuộng dùng video để diễn giải case study và dùng tài liệu này cho quảng cáo nhắm lại mục tiêu (retargeting ads), nhằm giúp khách hàng tiềm năng loại bỏ các rào cản mua hàng.
Tại sao doanh nghiệp bạn nên triển khai case study

Case study có hiệu quả chứng minh với khách hàng tiềm năng rằng: sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn thật sự đem lại giá trị, đồng thời thể hiện được kỹ năng chuyên môn của doanh nghiệp. Đây là cách để xây dựng lòng tin với khách hàng khá thuyết phục.
Nghiên cứu từ Kantar’s Dimension trên 8,000 người cho thấy, lòng tin của người tiêu dùng vào các quảng cáo trực tuyến giảm dần qua các năm. Hiện nay, chỉ có khoảng 10% người tiêu dùng cho biết họ còn tin tưởng doanh nghiệp quảng cáo thật về sản phẩm dịch vụ.
Ở nghiên cứu khác từ Local Consumer Review Survey cho thấy, 98% người được phỏng vấn thường đọc những đánh giá online về doanh nghiệp trước khi mua hàng. Để có được lòng tin từ người dùng, doanh nghiệp cần có “bằng chứng xã hội” (social proof), và các case study là công cụ quyền lực có thể làm được điều này.
Theo VWO khi thực hiện case study về kiểm tra A/B với nền tảng WikiJob, sau khi thêm bằng chứng xã hội vào website đã giúp doanh số tăng trưởng lên 34%. Một hình ảnh chứng thực chi tiết từ khách hàng, một case study thu hút có thể đem lại tác động không ngờ.
10 Ví Dụ Về Case Study Marketing

Dưới đây là 10 ví dụ cụ thể về case study marketing được triển khai theo nhiều hình thức marketing khác nhau, từ email, video, influencer marketing đến SEO, PPC, và nhiều hình thức khác.
Video marketing case study: L’Oréal và YouTube
Trong case study này, các thành viên marketing của L’Oréal trên toàn cầu chia sẽ từng bước họ triển khai sản phẩm mới bằng video marketing trên Youtube.
Sau chiến dịch này, L’Oréal đã thiết lập được sản phẩm mới trên thị trường và có thêm 34% doanh số thông qua các kênh bán lẻ trực tuyến. Trong case study này đã chia nhỏ quy trình từng bước, từ giai đoạn nhận thức sản phẩm đến chuyển thành khách hàng trung thành như thế nào. Đây là một ví dụ về Case study triển khai.
Instagram Marketing case study - Ví dụ từ Converse

Thương hiệu Converse có tỷ lệ tương tác cao hơn so với các thương hiệu quần áo, giày dép khác trên Instagram, lên đến gần 2%. Con số này cao gấp 15 lần nếu so với Nike, H&M trên Instagram.
Lý do tại sao? Hãy quan sát những nội dung trên Instagram của Converse. Bạn dễ dàng nhận ra thương hiệu Converse thường xuyên kết hợp với những influencer và nghệ sỹ (đọc thêm về influencer marketing ).

Sự kết hợp của Converse và Tyler trong bài đăng giới thiệu sản phẩm mới trong ảnh trên đạt hơn 183,000 lượt thích.
Nếu bạn muốn tiếp cận một lượng lớn người xem, influencer marketing là chiến lược hiệu quả cao.
PPC case study marketing: Google Ads và Saraf Furniture

Khi đề cập PPC (Pay-per-click), Google là một trong những đơn vị triển khai sớm nhất. Đến nay, Google vẫn đứng đầu trong lĩnh vực quảng cáo trực tuyến, với doanh thu lên đến 209 tỷ USD trong 2021 (nguồn: Statista.com)
Có thể bạn nghĩ, với gã khổng lồ như Google sẽ không cần phải tăng thêm độ uy tín, nhưng Google vẫn sử dụng rất nhiều case study nhất là ở các thị trường mới nổi như Đông Nam Á.
Tham khảo thêm về Google Case study tại: thinkwithgoogle.com
Quay trở lại với Saraf Furniture, Google Ads đã giúp thương hiệu này tạo ra gấp 10 lần khách hàng tiềm năng (lead) mỗi tháng và thuê thêm 1500 thợ mộc vì tăng trưởng vượt trội.
Content marketing case study - Ví dụ từ Fractl

Fractl là đơn vị chuyên về content marketing đã hợp tác cùng Porch.com trong một năm và thu mua 931 tên miền, nhận được hơn 23,000 lượt truy cập website và được báo chí nhắc đến hơn 3,500 lần trong chỉ một năm.
Case study này tập trung vào kết quả đạt được cho một khách hàng cụ thể mà không đi chi tiết vào quá trình. Những case study như vậy có hiệu quả giúp bạn thuyết phục khách hàng còn đang phân vân lựa chọn. Bằng cách cho họ thấy bạn đã tạo ra kết quả như thế nào cho khách hàng tương tự họ, bạn có thể dễ dàng chứng minh năng lực chuyên môn của doanh nghiệp mình.
Email Marketing case study - Ví dụ từ Your Therapy Source

Nếu bạn nghĩ email marketing đã lỗi thời và không hiệu quả, hãy nghĩ lại. Với chiến dịch email marketing tự động, thương hiệu Your Therapy Source đem lại ROI đến 2000%.
Cụ thể, các đơn hàng chưa thanh toán thường chiếm một phần lớn và nếu bỏ qua những đơn hàng này, doanh nghiệp sẽ mất một khoảng thu đáng kể. Chỉ với một email tự động, nhắc nhở khách hàng rằng họ còn đơn hàng chưa hoàn thành, Your Therapy Source đã tăng doanh thu lên 30%.
Bên cạnh đó, Your Therapy Source gửi email khuyến mãi hàng tuần cho khách hàng và có thêm 50% đơn hàng từ chiến lược này. Các chiến lược email marketing của Your Therapy Source được triển khai tự động với nền tảng ActiveCampaign. Bạn có thể đọc chi tiết về case study này tại đây: https://www.activecampaign.com/customers/yourtherapysource
SEO case study marketing: Ví dụ từ Ryan Berg

Ryan Berg (ryanberg.co) là một SEOer có kinh nghiệm trong ngành SEO. Trong case study khi anh làm việc với Zapier, anh giải thích cụ thể quá trình, chiến lược sử dụng để mang lại 25,000 lượt truy cập vào trang web của Zapier nhờ tối ưu từ khóa cho bộ máy tìm kiếm
Chiến lược anh ấy sử dụng trong SEO case study marketing này xoay quanh tối ưu các từ khóa dài. Bằng cách phân tích chiến lược anh ấy triển khai cho Zapier, một thương hiệu SaaS nổi tiếng trong ngành dịch vụ tự động hóa, Ryan Berg có thể nhận được sự tin cậy nhờ vào thương hiệu lớn này.
Những case study phân tích chi tiết như vậy có thể cho khách hàng biết được bạn là một chuyên gia trong ngành, có đủ năng lực cần thiết để giúp họ đạt được mục tiêu.
Remarketing case study: AdRoll và Yoga Democracy

AdRoll là một nền tảng tiếp thị nhắm mục tiêu lại, theo dõi khách truy cập vào trang web của bạn và giúp bạn hiển thị quảng cáo được nhắm mục tiêu cho họ khi họ online lướt web, lên mạng xã hội…
Adroll đã triển khai remarketing cho Yoga Democracy, một thương hiệu trang phục thể thao và đem lại hiệu quả bằng những con số biết nói:
- Tăng 200% chuyển đổi
- Giảm 50% CPA
- 19% tổng doanh thu có được nhờ AdRoll
Influencer marketing case study: Trend và WarbyParker

Chiến dịch Influencer marketing với sự kết hợp của Trend và WarbyParker cho thấy bạn không cần quá nhiều chi phí khi triển khai Influencer marketing.
Chiến dịch "Wearing Warby" xoay quanh quảng bá hình ảnh những người có ảnh hưởng đeo kính Warby Parker trong cuộc sống hàng ngày của họ.
Case study trải nghiệm khách hàng: Coca-Cola và App Annie
Trong video dưới đây, đại diện từ Coca-Cola chia sẻ những giá trị mà App Annie mang lại.
Thay vì các con số và chỉ số cụ thể, nó tập trung vào những lợi ích toàn cảnh mà Ứng dụng Annie có được đối với trải nghiệm khách hàng của Coca-Cola.
Hình thức phỏng vấn video cũng giúp tạo niềm tin với khách hàng tiềm năng.
Case study trong SaaS: Asana và Carta

Asana là một nền tảng quản lý dự án giúp các công ty thực hiện quy trình làm việc của họ hiệu quả hơn.
Carta đã sử dụng Asana để cải thiện tính minh bạch và sự hợp tác giữa các bộ phận trong toàn công ty. Asana cũng giúp Carta sắp xếp hợp lý các quy trình liên quan đến tăng trưởng và mở rộng quy mô, như tuyển dụng và giới thiệu nhân viên mới.
Cách sử dụng các case study marketing các chiến dịch tiếp thị của riêng bạn
Thêm một phần về case study/ câu chuyện của khách hàng trên trang web của bạn.
Hầu hết các thương hiệu có website đều sử dụng chiến lược này. Hãy mô phỏng lại các đối thủ cạnh tranh đầu ngành của bạn bằng cách thêm case study vào trang web của mình và làm tốt hơn họ.
Thêm CTA vào các trang case study
Thông thường, những người xem các bài viết về case study sẽ ở phần đáy của phễu mua hàng, do đó đừng quên thêm CTA vào bài viết case study của bạn.
Chia sẻ case study qua email marketing
Tiếp thị qua email là kênh tốt nhất để nuôi dưỡng, duy trì quan hệ với khách hàng tiềm năng. Nói cách khác, bạn nên sử dụng các case study của mình và câu chuyện thành công của khách hàng trong các chiến dịch email.
Sử dụng video case study để giúp khách hàng vượt qua rào cản mua hàng
Hầu như khi khách hàng dự định mua một sản phẩm nào đó, trong đầu họ sẽ có những tiếng nói như “sản phẩm này hơi đắt”, “sản phẩm này có thể chưa phù hợp”, “tôi chưa có thời gian trải nghiệm sản phẩm này”.
Một video case study có thể giúp khách hàng tiềm năng giải quyết những câu hỏi như vậy cho họ.
Hy vọng rằng các ví dụ trong bài viết này đã cho bạn biết cách sử dụng các case study marketing trong chiến lược tiếp thị nội dung, email và truyền thông xã hội để tiếp tục đạt được các mục tiêu kinh doanh của mình.
Tăng trưởng với dữ liệu từ Jenfi Insights
Bạn muốn mở rộng thị phần lớn hơn, bạn nên bắt đầu với việc hiểu rõ insight doanh nghiệp của mình.
Insight doanh nghiệp cho bạn biết được nhân khẩu học khách hàng của bạn là ai, chiến lược quảng cáo nào đang hiệu quả để thu hút họ và cơ hội mới nào đang xuất hiện để bạn nắm bắt. Với công cụ như Jenfi Insights, bạn có thể dễ dàng thấu hiểu insight doanh nghiệp mình, cũng như nguồn vốn dành riêng để bạn mở rộng quy mô lên đến 10 tỷ VND từ Jenfi Capital.
Thử dùng Jenfi Insights miễn phí tại đây để tìm ra cách mở rộng thị phần của bạn chỉ cần vài phút thiết lập.

Xem các bài viết gần đây từ Jenfi
- App Kiếm Tiền Online Không Cần Vốn: Danh Sách App & Kinh Nghiệm
- Vay Tamo: Đánh Giá A – Z Nền Tảng Tamo.vn & Hướng Dẫn Vay Tamo (2023)
- Hiểu Về Cost Per Lead: Chi Phí Trên Mỗi Khách Hàng Tiềm Năng

CTO and co-founder
Doanh nghiệp của bạn sẽ phát triển bùng nổ như thế nào với nguồn vốn dành riêng cho bạn?
Unsupported browser
This site was designed for modern browsers and tested with Internet Explorer version 10 and later.
It may not look or work correctly on your browser.
Cách viết một Case Study để thu hút khách hàng

Vietnamese (Tiếng Việt) translation by Na Dang (you can also view the original English article )
Một trong những thử thách cho doanh nghiệp khi xây dựng sự tin cậy với những khách hàng tiềm năng. Ngay cả những khách hàng trước đây hài lòng với công việc của bạn, bạn vẫn cần chứng minh các dịch vụ mình đem lại sẽ hoạt động tốt. Những bằng cách nào để xây dựng sự tín nhiệm trước khi làm việc với ai đó?
Đây là lý do để chúng ta bắt đầu case study này. Sau khi kết thúc, các case study sẽ giúp mô tả cách hiệu quả làm sao để doanh nghiệp của bạn có thể xây dựng niền tin với khách hàng tiềm năng và hứa hẹn với họ từ lúc mới bắt đầu.
Trong bài hướng dẫn này, ta sẽ nghiên cứu những ưu điểm của các case study, đi qua một qui trình viết một case study như thề nào và xem vài mẫu case study thu hút.
Case Study là gì?
Có nhiều cách khác nhau để định nghĩa về case study, nhưng đối với các freelancer và chủ doanh nghiệp, một case study thường dùng để cung cấp cái tài liệu về qui trình và giải pháp chứng minh cách bạn có thể làm tốt công việc.
Những case study này thường phụ thuộc sự thành công của các khách hàng khi sử dụng sản phẩm và dịch vụ của bạn. Không phải một tặng phẩm hay phần phê duyệt của khách hàng chứa những câu chữ ca ngợi, case study chứa nhiều chi tiết hơn. Các case study thường bao gồm các vấn đề bạn đang xử lý cho khách hàng, các giải pháp bạn đã và đang dùng, và những kết quả đạt được.
Vậy Case Study có thể giúp gì cho doanh nghiệp của bạn.
Đem nhiều chi tiết vào trong một case study sẽ giúp dễ dàng để làm bạn căng thẳng khi nghĩ về việc phải tạo ra nó. Chắc chắn là vậy, để có được sự hợp tác của các khách hàng, tập trung vào những thông tin cần thiết và viết case study bản thân nó đã tốn rất nhiều công sức, nhưng hay nghĩ đến những lợi ích khi đầu tư quỹ thời gian công sức của doanh nghiệp cho một danh sách case study. Dưới đây là vài lợi ích có thể bạn mong đợi:
1. Những Case Study xây dựng mức độ tín nhiệm nhanh chóng
Nếu các case study về cơ bản đưa ra những minh chứng rằng bạn có thể cung cấp những dịch vụ tốt sẽ giúp nâng uy tín của bạn trong mắt của khách hàng mới, có thể thận trọng. Trên tất cả, nếu bạn đã hoàn tất những dự án tương tự như vậy trước đây, sẽ hợp lý nếu bạn bạn có thể làm nó thêm lần nữa. Nếu các case study của bạn thực sự lôi kéo và được làm tỉ mỉ, bạn sẽ không gặp vấn đề về thuyết phục ngay cả những khách hàng đa nghi nhất.
2. Những Case Study giúp bạn có lợi thế hơn đối thủ những đối thủ cạnh tranh khác
Nếu viết case study cần nhiều việc nhiều hơn so với thu thập ý kiến hoặc việc xây dựng danh mục đầu tư, bạn sẽ có ít đối thủ cạnh tranh chấp nhận đầu tư thời gian và năng lượng vào việc tạo ra các nghiên cứu trường hợp hấp dẫn. Điều này có thể giúp bạn nổi bật ngay cả trong công nghiệp với khối lượng cạnh tranh đông nhất.
3. Các Case Study là những công cụ marketing hiệu quả
Theo bản Báo cáo xu hướng tiếp thị nội dung B2B 2016 từ Viện Tiếp Thị Nội Dung , các nhà tiếp thị nội dung xem các case study như một kênh tiếp thị nội dung thứ 3 hiệu quả nhất.
Chỉ sự kiện và hội thảo trực tiếp mới được xếp hạng hiệu quả hơn. Điều này nghĩa là ít nhất theo trải nghiệm của các nhân viên tiếp thị, các case study hoạt hiệu quả hơn cả sử dụng blogs và tin tức. Nếu bạn đang đầu tư thời gian vào một kênh marketing nào đó, nó sẽ phải là case study.
Các viết một Case Study
Nếu ta đã chỉ ra nguyên nhân tại sao các casestudy là một tài sản của doanh nghiệp thì nó có thể xem như là ý tưởng tốt nhất để bắt đầu ngay bây giờ. Tuy nhiên, nếu không có nền tảng phù hợp, Case Study của bạn có thể sẽ trở nên nhàm chán hoặc tệ hơn, có thể sẽ đẩy lùi khách hàng tiềm năng thay vì thu hút họ. Dưới đây là các bước đề xuất để có thể giúp bạn bắt đầu Case Study đầu tiên của mình:
Bước 1. Tìm khách hàng hoặc dự án phù hợp để đưa vào hồ sơ
Điều đầu tiên mà bạn nên làm là tìm những ứng cử viên tốt nhất mà bạn có thể tạo hồ sơ cho Case Study đầu tiên của mình. Mặc dù việc chọn khách hàng và dự án mới nhất của bạn sẽ dễ dàng hơn, nhưng có nhiều thứ khác cần cân nhắc, đặc biệt là khi bạn viết và thiết kế Case Study của mình. Hãy suy nghĩ về những điều sau đây:
Những loại dự án nào bạn muốn làm nhiều hơn? Bạn muốn làm việc với kiểu khách hàng nào?
Lý tưởng nhất, Case Study của bạn sẽ mang lại cho bạn các dự án mà bạn muốn làm nhiều hơn và thu hút nhiều khách hàng bạn muốn hợp tác hơn. Ví dụ, nếu bạn là một nhà thiết kế chủ yếu làm việc với các doanh nghiệp nhỏ và muốn bắt đầu làm việc nhiều hơn với các công ty công nghệ khởi nghiệp, thì bạn nên đưa vào hồ sơ các khách hàng và dự án thiên về công nghệ hơn. Hoặc, nếu bạn cung cấp một số dịch vụ — như thiết kế trang web, thiết kế in ấn và thiết kế UX — và muốn bắt đầu chuyên về một dịch vụ, tốt nhất là chọn các dự án tập trung vào dịch vụ bạn muốn chuyên về nó.
Có các con số hay thống kê mà bạn có thể trình bày làm bằng chứng rằng dự án của bạn đã thành công?
Các Case Study mang lại hiệu quả tốt nhất khi có bằng chứng thực về giá trị mà bạn cung cấp. Bằng chứng đó thường xuất hiện dưới dạng các con số. Nếu bạn là một nhà thiết kế web, bạn có thể theo dõi số lần nhấp vào các nút "Mua hàng" trên các trang web mà bạn đã thiết kế. Những người viết nội dung có thể theo dõi lưu lượng truy cập và chia sẻ trên mạng xã hội mà bài viết của họ nhận được. Các nhà phát triển có thể theo dõi các chỉ số cụ thể quan trọng đối với khách hàng, chẳng hạn như ứng dụng chạy nhanh như thế nào và số lượng người dùng tải xuống hoặc sử dụng ứng dụng hàng tháng. Nếu độ tin cậy là quan trọng trong lĩnh vực của bạn, bạn cũng có thể theo dõi số giờ hoặc ngày cần thiết để bạn giao dự án đó.
Để tìm ra những con số sẽ hiệu quả tốt nhất cho Case Study của bạn, hãy cân nhắc các mục tiêu chính của dự án. Khách hàng muốn đạt được điều gì? Họ đo lường nó như thế nào? Điều này có thể giúp bạn tìm ra số liệu thống kê nào cần thu thập cho Case Study của bạn.
Mối quan hệ làm việc của bạn như thế nào? Khách hàng có hài lòng không?
Mặc dù bạn có thể không được phép tiết lộ thông tin bảo mật chi tiết về doanh nghiệp, nhưng các khách hàng hài lòng nhất của bạn sẽ là các ứng cử viên có thiện chí hơn cho Case Study của bạn. Tốt nhất là nên hỏi họ trực tiếp sau khi bạn nhận được phản hồi tích cực hoặc đạt được các kết quả ấn tượng về một dự án đã hoàn thành, khi họ có nhiều khả nănghỗ trợ cho một Case Study như một kỷ niệm thành công.
Nó cũng giúp liên quan đến họ trong quá trình này bằng cách yêu cầu báo giá mà bạn có thể sử dụng, đặc biệt là khi nói đến việc sử dụng các từ của riêng họ để thể hiện mức độ hài lòng của họ với công việc của bạn. Có dấu ngoặc kép trực tiếp từ khách hàng có thể thêm cảm giác tự nhiên, dễ chịu hơn cho Case Study của bạn, do đó, hãy tránh chỉ tập trung vào các kỹ thuật khô khan. Điều này quan trọng bởi vì cho dù sản phẩm và dịch vụ của bạn có kỹ thuật như thế nào đi chăng nữa thì cảm xúc xen nhiều vào quyết định mua của khách hàng.
Bước 2. Kể một câu chuyện hấp dẫn
Bây giờ bạn có tất cả thông tin cần thiết để bắt đầu với một Case Study, hãy xem cách bạn có thể biến tất cả thông tin đó thành một câu chuyện hấp dẫn sẽ thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng và giữ sự quan tâm của họ.
Chọn một góc đọ
Công việc đầu tiên của bạn là tìm góc độ. Thông thường, đây là kết quả cụ thể mà bạn đã đạt được cho khách hàng của mình, là điều mà bạn sẽ xây dựng trong suốt Case Study này. Bởi vì tầm quan trọng của góc độ của bạn, do đó, nó không có gì ngạc nhiên khi nó có thể trở thành tiêu đề của Case Study của bạn. Ví dụ, Case Study này từ Design by Structure , một công ty thiết kế ở London, được giới thiệu với tiêu đề "Using website design to deliver a 400% increase in sales (Sử dụng thiết kế trang web để tăng 400% doanh số bán hàng".

Đánh giá từ tiêu đề và nội dung này, Case Study này là tất cả về cách thiết kế web phù hợp có thể dẫn đến bán hàng nhiều hơn, nhiều hơn là các lợi ích khác như thương hiệu đáng nhớ hơn hoặc trang web tải nhanh hơn. Những lợi ích hoặc kết quả khác có thể xảy ra, nhưng chúng không phải là trọng tâm của Case Study.
Trong khi nó có thể làm nổi bật hai hoặc thậm chí ba góc độ khác nhau trong Case Study của bạn, thì tập trung vào quá nhiều yếu tố hoặc kết quả có thể dẫn đến một thông điệp khó hiểu. Khi nghi ngờ, hãy tập trung vào góc độ quan trọng nhất của câu chuyện và xây dựng Case Study của bạn xung quanh nó.
Sử dụng giọng nói mạnh mẽ
Cho dù bạn sử dụng một giọng điệu nghiêm trang hay bình thường trong Case Study của bạn, thì nó phụ thuộc vào ngành công nghiệp của bạn và thương hiệu của bạn. Điều quan trọng là để đảm bảo rằng cho dù giọng điệu nào mà bạn sử dụng, giọng viết của bạn phải mạnh mẽ. Điều này có nghĩa như sau:
- Vào thẳng vấn đề. Như "Elements of Style (các yếu tố phong cách)" của Strunk and White đã đặt nó, "Omit needless words (Bỏ qua những lời không cần thiết)." Hãy trực tiếp nhất có thể bằng cách sử dụng càng ít từ càng tốt để bạn có thể kiếm được điểm. Đừng lặp đi lặp lại các ý tưởng một cách không cần thiết bằng cách lặp lại cùng một luận điểm trong suốt Case Study của bạn.
- Quyết đoán. Đừng ngại tán dương cho các ý kiến, ý tưởng và thành tích của bạn. Thay vì sử dụng các cụm từ như "Khách hàng có thể tăng lưu lượng truy cập trang web của họ", hãy thay bằng "Tôi đã giúp khách hàng tăng lưu lượng truy cập trang web của họ". Hãy rõ ràng về vai trò tích cực mà bạn đã thực hiện trong quá trình đó và các kết quả đó.
Giữ nó hấp dẫn
Quan trọng nhất, tập trung vào câu chuyện mà bạn đang cố gắng kể trong Case Study của bạn. Các câu chuyện thường có một khởi đầu thú vị, một phần giữa để giải thích và một kết luận thỏa mãn. Khi nói đến các Case Study, khởi đầu thú vị của bạn là một tuyên bố về vấn đề hoặc xung đột mà khách hàng của bạn đã phải đối mặt trước khi bạn đi vào bức tranh đó. Phần giữa là mô tả về quy trình từng bước bạn đã sử dụng để giải quyết xung đột này và kết thúc chứa kết quả bạn đạt được và cách điều này đã thay đổi hoạt động kinh doanh và cuộc sống của khách hàng tốt hơn.
Nhưng làm thế nào để bạn biết được nếu bạn đã thực hiện điều này thành công? Dưới đây là các gợi ý để tìm kiếm:
- Sử dụng cảm xúc để neo vấn đề mà bạn đang giải quyết và kết quả bạn đạt được. Thay vì bắt đầu Case Study của bạn một cách rõ ràng với một cái gì đó như "XYZ Corp muốn tăng doanh số bán hàng của họ," suy nghĩ về điều này có nghĩa gì với bức tranh lớn hơn. Cảm giác của khách hàng về mục tiêu này mà họ muốn đạt được là gì? Điều gì đang cản trở họ? Hậu quả của vấn đề này là gì? Vẽ ra những mỏ neo cảm xúc này bằng cách viết ra một cái gì đó giống như "những người sáng lập của XYZ Corp đã dành năm năm để đưa ra kế hoạch mở rộng của họ bởi vì họ không tạo ra đủ doanh thu. Theo ông Smith, nhà sáng lập của XYZ Corp: "Thật là bực bội khi chúng tôi không thể thực hiện điều đó đã quá lâu". Đối với phần kết luận của bạn, hãy nghĩ về các kết quả có ý nghĩa gì cho khách hàng đó và các khả năng mà họ hiện đang có được mặt mà vấn đề cụ thể này đã được giải quyết.
Bước 3. Thêm lời kêu gọi hành động
Cuối cùng, điều quan trọng là thêm lời kêu gọi hành động vào Case Study của bạn. Điều này là để khuyến khích khách hàng tiềm năng quan tâm liên hệ với bạn hoặc để bắt đầu một cuộc trò chuyện về nhu cầu của họ. Một ví dụ điển hình cho việc này là lời kêu gọi hành động ở cuối Case Study về thiết kế trang web của Kooba , kết thúc với một bảng báo giá từ khách hàng đó và một cuộc gọi đến "Work With Us" và "Start Your Project".

Để tạo lời kêu gọi hành động hiệu quả, hãy nhớ nhắc nhở người đọc của bạn lý do tại sao họ nên nhấp chuột vào lời kêu gọi hành động đó. Trong ví dụ trên, báo giá khách hàng phục vụ cho mục đích này, cũng như lời nhắc rằng việc bắt đầu một dự án thật dễ dàng.
Như một phần thêm, nó cũng giúp nhắc nhở người đọc về những gì họ sẽ bỏ lỡ nếu họ không theo lời kêu gọi hành động của bạn. Những cơ hội nào sẽ không có sẵn cho họ? Họ sẽ không thể thực hiện những thay đổi nào?
Nếu bạn có thể, hãy kiểm tra lời kêu gọi hành động của bạn theo thời gian để xem liệu có bất kỳ chỉnh sửa lớn về màu sắc, kích thước hoặc từ ngữ nào có thể tác động đến phản hồi mà bạn nhận được hay không.
Ví dụ và mẫu Case Study
Khi bạn đang nghiên cứu về Case Study của mình, điều quan trọng là phải xem xét các Case Study khác có "trong tự nhiên" Nó có thể cung cấp cho bạn nguồn cảm hứng về cách thiết kế các Case Study, dựa trên những gì đã sử dụng cho những người khác. Một ví dụ đáng chú ý là Case Study của nhà tiếp thị Neil Patel, chẳng hạn như Case Study này cho khách hàng của ông, tác giả tài chính Timothy Sykes.

Ví dụ này bắt đầu mạnh mẽ, với một tiêu đề hấp dẫn theo sau là một biểu đồ cho thấy thu nhập của khách hàng đó tăng lên như thế nào với sự trợ giúp của Neil Patel so với dự báo về việc nó sẽ như thế nào nếu không có dịch vụ của Patel.
Phần còn lại của Case Study này có thể ngắn nhưng có đầy đủ các số liệu thống kê và thông tin quan trọng. Điều này cho thấy rằng nó không phải là chiều dài của văn bản của vấn đề đó, nhưng sức mạnh của bằng chứng của bạn và sự hấp dẫn câu chuyện mới quan trọng. Các ví dụ khác bạn có thể tham khảo bao gồm Case Study được viết bằng văn bản từ Kopywriting Kours e và Case Study đơn giản này từ công ty thiết kế Forge và Smith.
Để bạn có thể tập trung vào nội dung thực tế của Case Study của mình, có thể hữu ích khi sử dụng các mẫu để làm cho quá trình thiết kế dễ dàng hơn. Nếu bạn muốn tạo các Case Study có thể tải xuống hoặc in được, bạn không thể làm sai với mẫu kiểu sách tối giản này. Nếu bạn cần thứ gì đó phong phú hơn và nặng về hình ảnh hơn, bạn cũng có thể chọn mẫu Case Study đầy màu sắc hơ n này, hãy sử dụng mẫu Case Study kinh doanh này hoặc đưa vào sử dụng thiết kế brochure Case Study chuyên nghiệp (được hiển thị bên dưới).

Hy vọng rằng, các ví dụ và mẫu này sẽ truyền cảm hứng cho bạn để tạo ra các Case Study hấp dẫn, đẹp mắt không chỉ xây dựng độ tin cậy của bạn, mà còn tạo hứng thú cho các khách hàng tiềm năng của bạn quan tâm và làm việc với bạn.
Có hàng trăm mẫu in chuyên nghiệp và mẫu brochure để chọn từ GraphicRiver. Chúng có thể giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian và cung cấp cho bạn một thiết kế trực quan để sử dụng
Graphic Credit
Biểu tượng tài liệu được thiết kế bởi Doug Cavendish từ Noun Project.


AppROI App Marketing
Marketing Team @ AppROI.co
- Chia sẻ & Downloads
4 case study tốt nhất về Truyền thông Marketing tích hợp
Marketing tích hợp cho phép khách hàng có trải nghiệm nhất quán khi tương tác với thương hiệu hoặc công ty.
Truyền thông Marketing tích hợp (IMC) là sự phối hợp, tích hợp tất cả các công cụ, phương thức và nguồn truyền thông marketing của công ty vào một chương trình liền mạch được thiết kế để tối đa hóa tác động đến khách hàng cũng như các bên liên quan khác. Chương trình bao gồm tất cả các hoạt động kinh doanh B2B, kênh thị trường và thông tin liên lạc nội bộ của một công ty - James G. Hutton.
Trên đây là khái niệm giải thích Marketing Tích hợp & Truyền thông Marketing Tích hợp (IMC). Bài viết sau đây sẽ giúp nâng cao hiểu biết của bạn về Marketing tích hợp và IMC bằng cách đánh giá các case study của các công ty đã áp dụng phương pháp IMC thành công.
IMC Case Study #1 - Microsoft
Tập đoàn Microsoft là một công ty công nghệ của Mỹ. Microsoft phát triển, sản xuất, cấp phép, hỗ trợ và bán phần mềm máy tính, thiết bị điện tử tiêu dùng, máy tính cá nhân và các dịch vụ liên quan. Sứ mệnh của họ là 'trao quyền cho mọi người và mọi tổ chức trên thế giới để đạt được nhiều thành tựu hơn.'
Các kênh Truyền thông Marketing tích hợp của Microsoft
Báo chí và phương tiện truyền thông là một phần quan trọng trong chiến lược marketing của Microsoft. Microsoft đã chi tới 1,5 tỷ USD cho riêng các ấn phẩm in ấn và phương tiện truyền thông.
Một trong những chiến dịch quảng cáo in ấn khéo léo cho phần mềm Office 365 của Microsoft bao gồm quảng cáo hỗ trợ WiFi trên tạp chí Forbes.
Một router (bộ định tuyến) kiểu dáng đẹp với pin được đặt trong tạp chí dành tặng cho người đăng ký Wi-Fi miễn phí trong 15 ngày. Cách thức quảng cáo này đảm bảo rằng độc giả phải giữ lại tạp chí của mình và góp phần cho khán giả xem quảng cáo nhiều lần hơn.
Hiện tại, Microsoft đang tiến hành một sự chuyển dịch chậm rãi từ phương tiện truyền thông truyền thống sang phương tiện truyền thông xã hội và các nền tảng trực tuyến khác.
Phương pháp truyền thông Marketing tích hợp của Microsoft
Microsoft đã liên tục tham gia các dự án Trí tuệ nhân tạo (AI) và đặt AI lên ưu tiên hàng đầu trong danh mục sản phẩm của mình. Để thúc đẩy các dịch vụ AI của mình, Microsoft đã hợp tác với Carlsberg để sử dụng AI trong việc tăng tốc quá trình sản xuất bia có hương vị mới.
Công ty đã marketing dự án này bằng cách sử dụng phương pháp marketing tích hợp sử dụng nhiều kênh.
Quảng cáo video trên Facebook và Youtube
Thông cáo báo chí trên các tờ báo nổi tiếng như Financial Times
IMC Case Study #2 - Emirates
Emirates bắt đầu với hai chiếc máy bay cho thuê vào năm 1985 và bắt đầu phát triển từ đó. Hãng hàng không hiện nay đang khai thác 265 máy bay đến hơn 155 điểm đến.
Phương pháp truyền thông Marketing tích hợp của Emirates
Phương tiện truyền thông truyền thống
Các quảng cáo và ấn phẩm in ấn của Emirates trên các phương tiện truyền thông quan trọng làm nổi bật các sản phẩm mới, các tuyến bay và máy bay của hãng.
Tài trợ sự kiện
Hãng hàng không tích cực tài trợ cho một loạt sự kiện thể thao như bóng đá, đua ngựa và quần vợt. Thêm vào đó, hãng đã ký hợp đồng tài trợ với các câu lạc bộ bóng đá lớn như Arsenal. Sự hiện diện của Emirates trong Liên đoàn bóng đá châu Á cũng đã đảm bảo mức độ hiển thị cao trên toàn châu Á của hãng.
Owned Media (các kênh truyền thông sở hữu)
Công ty xuất bản hai tạp chí trên máy bay để tiếp cận khách hàng của mình. Hệ thống giải trí trên chuyến bay tuyệt vời cho phép hãng công khai các ưu đãi, đối tác và dịch vụ mới nhất của mình. Hơn nữa, trang web bán lẻ chính thức của công ty cho phép khách hàng mua hàng hóa có thương hiệu của Emirates.
Thu hút thế hệ millennial
Hãng đang áp dụng chiến lược môi trường bền vững để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và giảm ô nhiễm không khí. Đây là chiến lược đi trước dẫn đầu và đảm bảo rằng đội bay của họ được cập nhật những máy bay mới nhất, tiết kiệm nhiên liệu nhất. Emirates sử dụng nhiều công cụ truyền thông marketing theo cách tích hợp để đưa ra một thông điệp thống nhất về điều này.
Chất lượng dịch vụ cao cấp
Emirates miêu tả chất lượng cao của các dịch vụ hàng không của mình như một chủ đề cơ bản cho tất cả hoạt động marketing của mình.
Các kênh truyền thông marketing tích hợp của Emirates
Quảng cáo truyền hình
Ấn phẩm in ấn
Tổ chức từ thiện
Quảng cáo trên máy bay
Marketing qua Internet
Khuyến mãi.
Các công cụ truyền thông trên đã giúp Emirates thu hút một lượng lớn khách du lịch và tạo ra sự lan tỏa tích cực trên toàn thế giới.
Dưới đây là một ví dụ về một trong những phương thức truyền thông marketing tích hợp của họ thông qua phương tiện in ấn:
Chiến dịch trên truyền hình Hello Tomorrow của Emirates
IMC Case Study #3 - Wells Fargo
Wells Fargo là một tập đoàn dịch vụ tài chính khổng lồ và là ngân hàng lớn thứ ba thế giới. Mặc dù vướng nhiều tin đồn gian lận, công ty đã chuyển sang nỗ lực marketing tích hợp và đổi thương hiệu để giành lại lòng tin của khách hàng và các bên liên quan.
Chiến dịch marketing tích hợp mới nhất của ngân hàng được gọi là 'This is Wells Fargo.' (Đây là Wells Fargo)
Phương pháp truyền thông marketing tích hợp của Wells Fargo
Các quảng cáo có chủ đề xoay quanh sự phát triển của Control Tower, một tính năng cung cấp cho khách hàng quyền truy cập tập trung và an toàn vào thông tin tài khoản của họ.
Một quảng cáo khác có các Nhân viên Ngân hàng chuyên về Sức khỏe Tài chính, những người cung cấp lời khuyên tài chính nhắm mục tiêu đến những người thuộc thế hệ millennial. Những quảng cáo này được bổ sung bởi các tweet như những ví dụ bên dưới cung cấp các mẹo bảo mật cho khách hàng của họ.
Công ty đã đưa ra một mô tả toàn diện về chiến dịch ‘This is Wells Fargo’ thông qua một quảng cáo dài 2 trang trên Tạp chí Wall Street.
Wells Fargo đã kết hợp các kênh truyền thông marketing tích hợp trên để phát triển một chiến dịch toàn diện và được khán giả đón nhận rất nồng nhiệt.
Tất cả các hoạt động truyền thông marketing đều làm nổi bật sự kết hợp giữa con người và công nghệ, yếu tố quan trọng để thay đổi trải nghiệm khách hàng của Wells Fargo.
Các kênh truyền thông marketing tích hợp của Wells Fargo
Imc case study #4 - taco bell.
Taco Bell là một trong những thương hiệu chuỗi nhà hàng lớn trực thuộc Yum!. Một vài thương hiệu khác cũng nằm trong công ty này là KFC và Pizza Hut.
Chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh lấy cảm hứng từ ẩm thực Mexico, hoạt động với hơn 6.650 chuỗi nhà hàng và quán ăn phục vụ gần 46 triệu khách hàng mỗi tuần.
Trong số các chuỗi nhà hàng thuộc thương hiệu Yum!, Taco Bell mang lại nhiều lợi nhuận nhất. Họ đã có những chiến dịch quảng cáo tuyệt vời như chiến dịch 'Yo Quiero Taco Bell' với sự tham gia của một chú Chihuahua cùng thái độ đã trở thành biểu tượng văn hóa đại chúng. Các quảng cáo đã tạo ra nhận thức về quảng cáo cao nhất cho chuỗi nhà hàng và định vị Taco Bell là một nơi ăn uống tuyệt vời.
Tuy nhiên, cách marketing của Taco Bell đã thay đổi sau cuộc suy thoái kinh tế. Đến năm 2011, Taco Bell đã thoát khỏi tình trạng tụt dốc kéo dài 3 năm khi marketer tại Taco Bell quyết định thay đổi mọi thứ.
DraftFCB, công ty quảng cáo của Taco Bell đã thiết kế một chiến dịch marketing tích hợp để định vị TB là một trải nghiệm đa văn hóa về ẩm thực.
Phương pháp truyền thông marketing tích hợp của Taco Bell
Taco Bell đã đưa ra khẩu hiệu mới cho chiến dịch, 'Live Más' (más tiếng Tây Ban Nha nghĩa là 'nhiều hơn'), để làm cho thương hiệu trở nên hấp dẫn cũng như phù hợp với người tiêu dùng trẻ và đa văn hóa.
Công ty tung ra các sản phẩm mới và thực đơn cao cấp để thâm nhập vào thị trường khách hàng quan tâm đến sức khỏe. Hãng cũng hợp tác với Doritos để tung ra sản phẩm DLT nổi tiếng (Doritos Locos Tacos).
Một tiếng vang lớn được tạo ra bởi nỗ lực marketing tích hợp đã khiến DLT mang đến gần một phần tư doanh số bán hàng của Taco. Nhờ vậy Taco Bell đã tăng 8% doanh số bán hàng.
Các hoạt động truyền thông marketing tích hợp của Taco Bell bao gồm:
Một quảng cáo dựa trên Youtube video của một khách hàng đã lái xe 900 dặm để thử DLT. Một bản ghép các bài đăng trên Instagram trong đó khách hàng đang dùng thử DLT lần đầu tiên.
Những influencer là fan của Taco được mời dùng thử DLT, động cơ thúc đẩy họ quảng bá rộng rãi về DLT thông qua các kênh truyền thông xã hội của họ.
Công ty đã tung ra quảng cáo Super Bowl dài 60 giây trên chủ đề Live Mas có hình ảnh một nhóm người cao tuổi lẻn ra khỏi nhà nghỉ hưu của họ để dự tiệc. Sau một đêm dài theo đuổi điên cuồng, họ kết thúc ở Taco Bell để ăn một miếng trước khi quay trở lại. Quảng cáo này đã nhận được rất nhiều sự chú ý trên mạng xã hội và thu hút rất nhiều traffic đến thương hiệu.
Ra mắt App thanh toán và đặt hàng trên thiết bị di động Taco Bell.
Taco Bell đã thử nghiệm các nền tảng như Periscope để phát trực tiếp buổi ra mắt sản phẩm mới nhằm thu hút sự chú ý của GenZ.
Taco Bell hiện đã bắt đầu Học bổng Taco Bell Live Mas hỗ trợ những người đổi mới, sáng tạo và những người có ước mơ muốn tạo ra sự khác biệt trên thế giới.
Các kênh truyền thông marketing tích hợp của Taco Bell
Social Media
Truyền hình
Quảng cáo tại các sự kiện nổi tiếng
Influencer marketing
Taco Bell đã xem xét các bản tin trên mạng xã hội để tìm nội dung do người dùng tạo ra để phát trên các quảng cáo truyền hình. Việc này giúp tích hợp liền mạch hai kênh mà trước đây nhiều người vẫn nghĩ là không có điểm chung.
Từ các chiến dịch trên, có thể kết luận rằng các kênh truyền thống và kỹ thuật số đang được tận dụng để nhấn mạnh điểm mạnh của riêng mình. Trong một số trường hợp, kênh kỹ thuật số và kênh truyền thống cũng được sử dụng để bổ sung cho nhau thông qua một chiến dịch.
Sự kết hợp đa chiều của marketing mix - Sản phẩm, Giá cả, Địa điểm và Khuyến mại. Kế hoạch truyền thông marketing tích hợp được thực hiện bởi các công ty trên sẽ gói gọn tất cả các thành phần trên của marketing mix vào một chương trình được sắp xếp hợp lý.
Xin Chân Thành Cảm Ơn, AppROI Marketing Team.
We've updated our privacy policy. Click here to review the details. Tap here to review the details.
Activate your 30 day free trial to unlock unlimited reading.
9 case study in digital marketing

You are reading a preview.
Activate your 30 day free trial to continue reading.

Check these out next

Download to read offline
9 Case Study hiệu quả trong Digital Marketing cần tham khảo và học tập.
Recommended

More Related Content
Slideshows for you (20).

Viewers also liked (20)

Similar to 9 case study in digital marketing (20)

- 1. CaseStudy in Digital Marketing Feb, 2016
- 2. Content Closeup-Tìm em nơi đâu Ván sữa Monte Comdom 08 Dumb ways to die Thank you Mom Dove-Bạn đẹp hơn những gì bạn nghĩ AXE-NgườiViệt Nam thứ 2 bay vào vũ trụ LifebouyViệt Nam- Biệt đội tay sạch hành động “Phái mạnh”-cuộc tổng tiến công của Unilever YoLove củaYomost-Friesland CapinaVietnam
- 3. 1.Close-up – Tìm em nơi đâu Chiến dịchViral MKT đầu tiên ởViệt Nam (8/2008 – 3/2009)
- 4. 1.Close-up – Tìm em nơi đâu Overview CloseUp: Kem đánh răng giúp răng trắng bóng, giúp tự tin hơn khi giao tiếp Khách hàng mục tiêu:Thanh niên từ 15-25, là học sinh, sinh viên hoặc người đi làm Insight:Tình yêu là chủ đề muôn thuở nhưng giới trẻViệt Nam lại rất nhút nhát trong việc thể hiện tình cảm của mình
- 5. 1.Close-up – Tìm em nơi đâu Strategy Thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng bằng cách xây dựng một chuyện tình lãng mạn, độc đáo và “có thật” Creative Idea: Hành trình tìm kiếm tình yêu của một chàng sinh viên trên mạng Internet
- 6. 1.Close-up – Tìm em nơi đâu Channel Internet Blog 360 Youtube, Forum,Yahoo Messenger EVents
- 7. 1.Close-up – Tìm em nơi đâu Planning Câu chuyện: Nếu người ấy là em, hãy liên lạc với tôi qua blog 360.yahoo.com/nam_le8x Câu chuyện nhanh chóng được viral quaYahoo,Youtube, Forum,.. Close-up tận dụng dư luận để đưa ra thông điệp: “tự tin tìm kiếm tình yêu” CloseUp tạo sân chơi cho các bản trẻ tương tác với thông điệp bằng các cuộc thi Online Kết thúc chiến dịch bằng event “lễ hội tình nhân”
- 8. 1.Close-up – Tìm em nơi đâu Execution 1 • Viral: qua Blog,Youtube, Forum 2 • Đẩy mạnh: qua Hot Blogger, PR, Offline 3 • Brand xuất hiện: qua hội thảo, PR,TV, Prind-ads, Outdoor 4 • Online contest của CloseUp: Dự đoán kết thúc câu chuyện 5 • Lễ hội tình nhân: 500 cặp hôn nhau 6 • Duy trì thông điệp: tận dụng sức nóng sau event
- 9. 1.Close-up – Tìm em nơi đâu Result 3.9 triệu lượt xem trênYouTube Tăng Sale 45% (Source:Climax) Là campaign viral đầu tiên tạiViệt Nam Giải bạc AME hạng mục Best Direct Marketing Campaign
- 10. 2.Váng sữa Monte
- 11. 2.Váng sữa Monte Overview Một sản phẩm nhập khẩu từ Đức Gồm 3 loại:Vanilla,Chocolate, Drink Thuộc Cty phân phối-Cổ phần đầu tư thương mại Delys Đang dẫn đầu thị phần tạiViệt Nam Tình hình Monte: Nhận biết thương hiệu tốt nhưng hoạt động truyền thông online yếu, xây dựng quan hệ khách hàng chưa mạng, tương tác thấp, bị cạnh tranh gay gắt trên thị trường Khách hàng mục tiêu: bà mẹ có con trong độ tuổi từ 6-10 tuổi Mục tiêu chiến dịch: Củng cổ nhận biết thương hiệu, tăng sự yêu thích của khách hàng
- 12. 2.Váng sữa Monte Channel Fanpage
- 13. 2.Váng sữa Monte Execution Fanpage “Váng sữa Monte” xuất hiện
- 14. 2.Váng sữa Monte Execution Mỗi tuần một thông điệp trên Fanpage: những chia sẻ có tính tương tác cao, bổ ích cho các bà mẹ
- 15. 2.Váng sữa Monte Execution Liện tục cập nhật các thông tin hữu ích, các bí quyết cho khách hàng Bên cạnh đó, liên tục có các phiếu ưu đãi cho khách hàng tương tác nhiều
- 16. 2.Váng sữa Monte Execution Tổ chức các mini game
- 17. 2.Váng sữa Monte Result 10000 Fans trên Facebook trong 70 ngày Tỉ lệ lan truyền mỗi bài đăng là 4% Tỉ lệ tương tác mỗi bài đăng là 9.24% Số lượng fan tiếp cận cao nhất: 200000 Doanh số tăng 30% sau chiến dịch (Source: Mix Digital)
- 18. 3.Comdom 08 Viral Campaign với Mobile Apps và QR Code độc đáo
- 19. 3.Comdom 08 Overview Mục tiêu: Giáo dục về cách sử dụng BCS, thay đổi suy nghĩ dùng BCS gấy cản trở, bất tiện Khách hàng mục tiêu: Giới trẻ Stockholm,Thụy Điển, độ tuổi từ 20-30, những người đang thờ ơ với việc sử dụng BCS để phòng tránh AIDS Insight: ngại khi sử dụng BCS, bất tiện Creative Idea: Ứng đụng di động để đo lường thông số của sự khoái cảm khi làm “chuyện ấy” Message: Comdom và tình dục an toàn là thú vui
- 20. 3.Comdom 08 Channels MolileApps QR Code
- 21. 3.Comdom 08 Execution Phát 50.000 chiếc BCS miễn phí tại các nơi công cộng Trên các BCS có QR Code, khuyến khích download ứng dụng “The Sex Profile” Để sử dụng "the Sex Profile”, người dùng bật nó lên khi chuẩn bị làm "chuyện ấy” và nó sẽ hoạt động trong suốt khoảng thời gian vui vẻ của hai người. Đầu tiên, ứng dụng nhắc nhở dùng bao cao su, sau đó, nó ghi lại các thông số biểu thị độ khoái cảm như âm lượng, thời lượng và nhịp điệu; cùng với thông tin về vị trí của người dùng.
- 22. 3.Comdom 08 Execution Sau đó, người dùng upload biểu đồ miêu tả thành tích trên giường của mình trên website của chiến dịch, điền vào các thông tin tuổi tác, màu tóc, tâm trạng… để tạo Profile vô danh.Và như vậy, LAFA cùng với sự sáng tạo của mình, đã tổng hợp, so sánh, tính trung bình các thông số đó để làm các biểu ngữ, đặt ở khắp nơi trong thành phố từ banners, poster ngoài trời, bảng tin đến áo phông của tình nguyện viên chiến dịch. Bạn cũng có thể tìm "biểu đồ sex” của những người có cùng hoặc khác sở thích, tâm trạng với mình.
- 23. 3.Comdom 08 Result 5900 báo cáo “Sex Profile” 39% giới trẻ Stockholm khẳng định họ đã có cái nhìn tốt hơn về BCS (Source: Marketingespresso)
- 24. 4. Dumb ways to die
- 25. 4. Dumb ways to die Overview Tình hình: Ngày càng có nhiều người tử vong do bất cẩn ở khu vực đường sắt của Úc Khách hàng mục tiêu: Các thanh niên Úc từ 20-30 Insight: Họ không thích bị ép phải làm theo mệnh lênh, giới trẻ chỉ muốn nghe những gì vui nhộn và có tính giải trí Creative Idea:Tiếp cận thanh niên Úc bằng những thông điệp giải trí thú vị, vui nhộn
- 26. 4. Dumb ways to die Channels YouTube (http://www.youtube.com/watch?v=IJNR2EpS0jw) Fanpage Viral Apps iTunes
- 27. 4. Dumb ways to die Execution 1 • Xây dựngVideo hoạt hình “Dumb ways to die” gây hiệu ứng trong cộng đồng mạng 2 • Phát hành bài hát “Dumb ways to die” trên iTunes 3 • “Dumb ways to die” được phát trên các đài phát thanh của Úc 4 • TV của các khu vực tàu điện ngầm ở Úc liên tục phát video clip 5 • Xuất bản một cuốn sách với những hình ảnh vui nhộn lồng ghép thông điệp truyền tải 5 • Xuất bản ứng dụng game “Dumb ways to die”
- 28. 4. Dumb ways to die Execution
- 29. 4. Dumb ways to die Result Đạt được 1 triệu cam kết chú ý an toàn trên website Các sản phẩm được chia sẻ nhiều nhất cho tới hiện tại Hơn 3.000.000 share trên FB Hơn 100. 000 share trênTwitter Hơn 2.000 blog post Xếp thứ 3 trong những clip quảng cáo được lan truyền nhiều nhất mọi thời đại Phát hành trên Itunes tại 28 quốc gia Được nhắc đến bởi hơn 750 kênh báo và website toàn cầu Được phát song miễn phí trên tất cả các trạm tàu điện ngầm trên thế giới Được sử dụng để giảng dạy tại trường học Có hơn 200 phiên bản cover của bài hát này trênYoutube
- 30. 5.Thank you, Mom – P&G
- 31. 5.Thank you, Mom – P&G Overview P&G là một nhà tài trợ hàng đầu của Olympics London 2012. Nhìn bên ngoài thì có vẻ như không có chút ít gì liên quan giữa thể thao và các dòng sản phẩm của P&G Nhưng P&G đã tìm ra được 1 thông điệp gắn kết tuyệt vời: "Phía sau mỗi ngôi sao thể thao luôn có dáng dấp của một người mẹ tuyệt vời”.
- 32. 5.Thank you, Mom – P&G Strategy Xây dựng một thông điệp ý nghĩa và giàu cảm xúc sẽ mang lại sự khác biệt cho thương hiệu hơn nhiều việc quảng cáo thông thường. P&G đã xây dựng những câu chuyện về điều kì diệu cũng như những khó khăn mà một mẹ của các vận động viên thể thao trải qua và lan truyền những câu chuyện cảm động đó tới tất cả mọi người.
- 33. 5.Thank you, Mom – P&G Channels Fanpage Youtube: http://www.youtube.com/watch?v=57e4t-fhXDs Viral
- 34. 5.Thank you, Mom – P&G Execution P&G đã tạo ra một fanpage để giúp các bà mẹ trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với các bà mẹ khác kinh nghiệm nuôi dạy con của mình, đồng thời cũng là nơi để những người con có thể nói lời thân thương " Cám ơn, Mẹ” tới người mẹ yêu dấu của mình
- 35. 5.Thank you, Mom – P&G Execution P&G bắt đầu chiến dịch bằng những câu chuyện hấp dẫn của những người mẹ đã nuôi dưỡng các ngôi sao thể thao lớn Câu chuyện được kể qua ống kính và âm nhạc dịu dàng, mang lại cảm xúc mạnh cho người xem Các Clip được upload trên Youtube ddeefeerr viral trong cộng đồng mạng
- 36. 5.Thank you, Mom – P&G Execution Ở Mexico, P&G đã làm việc với hãng Mexico TV để đồng thực hiện 1 chương trình dài tập trong vòng 5 tháng nhằm lôi cuốn những bà mẹ đang coi những chường trình TV buổi sáng cũng như những bà mẹ thích xem những chương trình dài tập chú ý đến Olympics nói chung P&G nói riêng. Sau đó, P& G đã cho phát sóng 24 câu chuyện hay nhất trong số các câu chuyện nhận được lên trên mục TV’s Top Sunday Sports trong suốt thời gian Olympics, và sẽ dành tặng 1 ngôi nhà tới người có câu chuyện "Mẹ luôn dõi theo từng bước con đi, từng chặng đường trong cuộc đời con" được bình chọn nhiều nhất. Ở Ba Lan và Trung Âu, hãng đã làm việc với một loạt các đối tác khổng lồ để giới thiệu tới những bà mẹ một ngày hội thể thao do công ty tổ chức dành cho trẻ em, cũng như sử dụng những hoạt động ở ngày hội như một tư liệu quý giá về những kỉ niệm đáng nhớ giữa mẹ và con với mục đích tăng độ tương tác với cộng đồng trên social media Ở Việt Nam cũng có một viral Clip được đông đảo cộng đồng mạng hưởng ứng
- 37. 5.Thank you, Mom – P&G Result Thông điệp "Cám ơn, Mẹ” đã được lan rộng ngoài sức tưởng tượng Ở Mexico, những người nổi tiếng và những người dẫn chương trình đã hưởng ứng chiến dịch một cách nhiệt liệt bằng cách gửi lời cảm ơn tới mẹ của họ, nhờ đó mà P&G đã kiếm được khối lượng free marketing lớn. Hãng đã tạo ra gần 20.000 câu chuyện về người mẹ, tăng độ nhận biết thương hiệu tại Mexico lên gấp 8 lần. Chỉ số ROI truyền hình đạt 60%. Ở Phần Lan và Trung Âu, độ nhận diện thương hiệu của P&G đạt mực kỉ lục với 42% vượt qua cả L’Oreal(20%), Henkel (34%). Unilever(12%). Bán hàng qua mạng tăng đến 320% cao nhất từ trước đến nay. Trung Quốc, đã có 25 triệu người tham dự, ROI của 3/5 đối tác lên tới 5.2/1. Cũng qua đó, P&G đã trở thành một hình ảnh thương hiệu in sâu trong tâm trí khách hàng. (Nguồn: digitaltalk.vn)
- 38. 6. Bạn đẹp hơn những gì bạn nghĩ
- 39. 6. Bạn đẹp hơn những gì bạn nghĩ Overview Lấy cảm hứng từ bản kết quả nghiên cứu thị trường, trong đó cho thấy chỉ có 4% phụ nữ diễn tả mình xinh đẹp, nhãn hàng Dove của Unilever đã xây dựng chiến dịch marketing mang tên Dove Campaign for Real Beauty Mục đich: để cho người phụ nữ thấy rằng, họ thật sự xinh đẹp hơn họ nghĩ thông qua sự so sánh giữa cách mà học tự miêu tả bản thân và cách người lạ tả về họ. “Dove Real Beauty Sketches” là một phim ngắn được sản xuất năm 2013 nằm trong chiến dịch marketing Dove Campaign For Real Beauty.
- 40. 6. Bạn đẹp hơn những gì bạn nghĩ Channels: Youtube Facebook Viral
- 41. 6. Bạn đẹp hơn những gì bạn nghĩ Execution & Result Bộ phim “Dove Real Beauty Sketches” được phát hành vào 14.04.2013 nhanh chóng tạo ra một cơn sóng mạnh mẽ, trở thành hiện tượng viral trong suốt nhiều ngày liền. Đến ngày 18 tháng 4, đoạn phim dài 3 phút đạt được 7,5 triệu lượt download, trong khi đoạn phim 6 phút đạt 900,000 lượt views. Đến ngày 21 tháng 4, hai đoạn phim đạt tới 15 triệu lượt views. Theo AdAge, chiến dịch đã đạt hơn 30 triệu lượt views và 660,000 lượt shares trên Facebook chỉ trong mười ngày đầu tiên. Những con số này nhiều gấp đôi đối thủ gần nhất của nó trong tuần lễ khảo sát viral video. Vào ngày 27 tháng 4, đoạn phim 3 phút đã đạt lượt views là 30,6 triệu, user feedback trên Youtube đạt 97,6% độ tích cực (98,000 lượt like và 2,200 dislikes)
- 42. 7.AXE-Tìm ngườiViệt Nam thứ 2 bay vào vũ trụ
- 43. 7.AXE-Tìm ngườiViệt Nam thứ 2 bay vào vũ trụ Overview Bay vào vũ trụ là ước mơ, là khát khao của biết bao nhiều người ngay từ khi còn nhỏ, tuy nhiên, việc bay vào vũ trụ đòi hỏi nhiều yêu cầu gắt gao về thể thực, trình độ chuyên môn và đặc biệt là chi phí bay vào không gian rất tốn kém nên gần như không thể thực hiện với đa số người Việt Nam. Bay vào không gian là một điều phi thường, Creative Idea: AXE tổ chức chương trình "Tìm người Việt Nam thứ hai bay vào vũ trụ” tạo cơ hội cho tất cả mọi người bình thường có thể thực hiện một điều phi thường với cách thức tham gia rất đơn giản tại website www.axeapollo.com. Với cách thức tham gia đơn giản và phần thưởng vô giá, chương trình đang được sự ủng hộ và tham gia rất nhiệt tình của nhiều bạn trẻ. Message: Sản phẩm Axe Apollo được tạo nên nhằm giúp phái mạnh có mùi hương nam tính quyến rũ và cuốn hút phái đẹp như một Phi hành gia.
- 44. 7.AXE-Tìm ngườiViệt Nam thứ 2 bay vào vũ trụ Chanels Tổng tấn công trên Digital: Youtube Facebook Banner Ads PR Articles
- 45. 7.AXE-Tìm ngườiViệt Nam thứ 2 bay vào vũ trụ Execution Nội dung: Chương trình bắt đầu từ ngày 14/5/2013, người thắng cuộc phải trải qua 3 vòng thử thách, và dự kiến kết quả những người được bay vào không gian được công bố trong tháng 12/2013. VÒNG LOẠI CHUNG: (14/05/2013-30/06/2013) Đăng kí tham gia vào Học Viện Không Gian Axe Apollo và kêu gọi bạn bè bình chọn. 50 trên 100 người đi tiếp vào vòng sau là những người có số phiếu bình chọn cao nhất. VÒNG THỬ THÁCH QUỐC GIA: 100 thí sinh vượt qua Vòng Loại Chung sẽ trải qua 2 nội dung chính: Kiểm Tra Thể Lực và Thử Thách Đặc Biệt trong chương trình Truyền Hình Thực Tế. 01 người xuất sắc nhất sẽ tham gia Trại Huấn Luyện Không Gian Toàn Cầu. TRẠI HUẤN LUYỆN KHÔNG GIAN TOÀN CẦU: Đại diện Việt Nam sẽ trải qua các thử thách tại Trại Huấn Luyện Không Gian Toàn Cầu của AASA tại Mỹ trước khi gia nhập vào phi hành đoàn quốc tế. PHÓNG TÀU: Phi hành đoàn quốc tế sau khi được huấn luyện sẽ bay vào không gian vũ trụ.
- 46. 7.AXE-Tìm ngườiViệt Nam thứ 2 bay vào vũ trụ Execution Ngày 3/4/2013, Vietnamworks đăng tải thông tin tuyển dụng phi hành gia với yêu cầu cực kỳ đơn giản: "Là công dân Việt Nam; Không ngại làm việc xa nhà ở ngoài trái đất.Thích nghi được mội trường làm việc quốc tế và không ngại làm người nổi tiếng; Yêu cầu độ tuổi: từ 18 đến 35 tuổi”. Mẩu tuyển dụng thú vị và đầy tính nghi ngờ này nhanh chóng phát tán trong cộng động internet và xuất hiện trên các báo mạng lớn như Zing, Dân Trí, Vnexpress, Vietnamnet, Ngôi Sao… Tất cả đều hoài nghi tính thực tiễn của mẫu tuyển dụng này nhưng vẫn chờ đợi một sự kiện lạ lùng vào ngày 15/04/2013. Ngày 15/04/2013, Unilever tổ chức họp báo, xác nhận là đơn vị tổ chức chương trình "Tìm người Việt Nam thứ hai bay vào vũ trụ” với sự tham gia của người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ Phạm Tuân làm đại sứ. Với sự xác nhận của một công ty uy tín và một cá nhân uy tín, một lần nữa, chương trình lại trở thành đề tài hot lan nhanh trên rất nhiều báo. Baner của chương trình cũng xuất hiện trên nhiều web,forum như vozforums,haivl,zing….Tuy thông tin chương trình được phủ kín trên nhiều báo lớn nhỏ, baner cũng được đăng rất nhiều, tại các forum, các topic bàn về chương trình chỉ khoảng hơn 20 lượt bình luận.
- 47. 7.AXE-Tìm ngườiViệt Nam thứ 2 bay vào vũ trụ Result Hơn 20000 ứng viên Sau hơn 6 tháng phát động và tìm kiếm trong cả nước Axe đã tìm ra được người Việt Nam thứ 2 sẽ bay vào vũ trụ: Vũ Thành Long
- 48. Lifebuoy Việt Nam - Biệt Đội Tay Sạch Hành Động Creative Idea Biệt đội tay sạch sẽ đi khắp đất nước giúp các trẻ em học cách rửa tay với xà phòng và vệ sinh hàng ngày. Message Tuyên truyền về lợi ích của việc rửa tay với xà phòng đồng thời góp phần nâng cao sức khỏe cộng đồng, cải thiện hành vi vệ sinh cá nhân và đặc biệt giảm thiểu dịch bệnh ở trẻ em.
- 49. 8. Lifebouy Việt Nam- Biệt đội tay sạch hành động
- 50. 8. Lifebouy Việt Nam- Biệt đội tay sạch hành động Overview Nằm trong dự án "Rửa tay với xà phòng vì một Việt Nam khỏe mạnh” do Bộ Y tế và Quỹ Unilever Việt Nam, nhãn hàng Lifebuoy phối hợp thực hiện từ năm 2012 đến năm 2016 với cam kết hỗ trợ 10 tỉ đồng/năm. Trong đó từ tháng 10/2013 đến tháng 5/2014, Biệt đội tay sạch sẽ tuyên truyền và giúp xây dựng thói quen rửa tay với xà phòng, vệ sinh tại hơn 1.600 xã thuộc 18 tỉnh thành bao gồm Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Điện Biên, Yên Bái, Bắc Giang, Hòa Bình, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thanh Hóa, Hà Tĩnh. Đối tượng mục tiêu: Nam, Nữ từ 18 – 50, các gia đình có con nhỏ trên khắp cả nước
- 51. 8. Lifebouy Việt Nam- Biệt đội tay sạch hành động Channels Website Fanpage Youtube: http://www.youtube.com/watch?v=Q2v6JgXlp2E Banner
- 52. 8. Lifebouy Việt Nam- Biệt đội tay sạch hành động Channels Website: thông tin về "Biệt Đội Tay Sạch Hành Động” được chính thức giới thiệu bởi Bộ Y tế trong buổi lễ hưởng ứng Ngày thế giới rửa tay với xà phòng năm 2013 xuất hiện trên website của Unilever Việt Nam và các trang tin tức khắp cả nước như Dân Trí, Báo Mới, Hà Nội mới, 24h, goNews, v.v. Fan pape: nơi chia sẻ niềm vui, kinh nghiệm chăm sóc gia đình hạnh phúc, khoẻ mạnh và chung tay xây dựng một Việt Nam khỏe mạnh. Fan page đã thu hút hơn 140,000 người yêu thích và hơn 3,800 thành viên đang nói về Fan Page. Banner: Các banner với hình ảnh các em mặc áo đỏ từng phủ kín các website lớn như: Webtretho, VNE, ngoisao.net,…
- 53. 8. Lifebouy Việt Nam- Biệt đội tay sạch hành động Execution Youtube: "Biệt Đội Tay Sạch Hành Động” là chương trình truyền hình thực tế vui nhộn và vô cùng ý nghĩa đối với cộng đồng. Mỗi điểm đến của Biệt đội là một tập phim ngắn với độ dài khoảng 5 phút được ghi hình tại mỗi tỉnh thành nơi mà Biệt đội đến tuyên truyền cho trẻ em cách rửa tay với xà phòng và vệ sinh hàng ngày. Ngoài ra, mỗi tuần chương trình còn được phát sóng lúc 20h30 Chủ Nhật Hàng Tuần trên HTV3 từ 17/11/2013 và cập nhật liên tục trên trang Youtube chính thức của Lifebuoy Việt Nam.
- 54. 8. Lifebouy Việt Nam- Biệt đội tay sạch hành động Result Trailer "Biệt Đội Tay Sạch Hành Động" đã thu hút hơn 74,600 lượt xem Tập 1 của Biệt Đội Tay Sạch Hành Động với hơn 21,200 lượt xem. Tập 2 của Biệt Đội Tay Sạch Hành Động thu hút hơn 15,440 lượt xem
- 55. 8. “Phái mạnh”-Cuộc tổng tiến công củaUnilever
- 56. 8. “Phái mạnh”-Cuộc tổng tiến công củaUnilever Overview Mục đích: Mang lại sự gia tăng mạnh mẽ cho doanh số của mặt hàng làm đẹp cho nam Thành lập một diễn đàn (forum) dành cho nam giới mang tên “Phái mạnh” với nội dung xoay quanh phong cách sống thời thượng của người đàn ông Tăng độ nhận biết và phát triển forum Phái mạnh trở thành “Top-Of- Mind” của cộng đồng nam giới, tăng sức cạnh tranh với các thương hiệu đối đầu như Xmen, Nivea Men và Romano.
- 57. 8. “Phái mạnh”-Cuộc tổng tiến công củaUnilever Strategy Tận dụng các sự kiện thể thao hay các hoạt động có liên quan được cánh đàn ông quan tâm đặc biệt nhằm tạo một không gian bàn luận sôi nổi, từ đó kích thích sự tham gia của đối tượng mục tiêu thông qua các cuộc trò chuyện và bình luận về những chủ đề “hot” nhất hiện nay.
- 58. 8. “Phái mạnh”-Cuộc tổng tiến công củaUnilever Target Customer Unilever tập trung vào 4 thương hiệu dành cho nam chủ lực. Đối tượng mục tiêu mà Unilever nhắm tới là nam giới trong độ tuổi từ 18 đến 34. Mỗi nhãn hàng có một định vị thương hiệu riêng cho mình: Clear Men: Hình tượng mà Clear Men xây dựng là người có nhiều tham vọng, luôn biết thể hiện mình một cách tốt nhất, một “anh hùng bẩm sinh” khiến người khác phải ngước nhìn ngưỡng mộ. Đây là mẫu đàn ông có vẻ ngoài bảnh bao, phong cách với sự tự tin đến hút hồn, khiến họ luôn là trung tâm của sự chú ý ở mọi nơi họ bước đến. Rexona Men: Tràn đầy năng lượng, táo bạo và dí dỏm, chàng trai Rexona luôn dám nhìn thẳng vào cuộc sống. Người đàn ông này luôn chọn lựa cho mình những thử thách để vượt qua, dựa trên khả năng và niềm tin mãnh liệt vào bản thân được dẫn dắt bởi khát vọng chinh phục và chứng tỏ bản lĩnh chính mình. Vaseline Men: Một người dám đương đầu với khó khăn, có niềm đam mê với công nghệ, luôn nắm bắt mọi thông tin và đưa ra những ý kiến sáng giá. Chàng trai Vaseline luôn sẵn sàng có mặt khi mọi người cần đến anh. Mong muốn được tin tưởng và tôn trọng, luôn khát khao hoàn thành tốt mọi vai trò trong cuộc sống của mình, đây là mẫu đàn ông có tầm ảnh hưởng, thành công và giàu có. Axe: Mẫu người đàn ông quan tâm đến những cuộc hẹn hò và những khoảnh khắc "lãng mạn".
- 59. 8. “Phái mạnh”-Cuộc tổng tiến công củaUnilever Channels Website Youtube Yahoo
- 60. 8. “Phái mạnh”-Cuộc tổng tiến công củaUnilever Execution Chiến dịch đã được thực hiện thông qua 3 giai đoạn: Pre-launch: Nội dung của website lúc này xoay quanh các sự kiện thể thao trên toàn cầu có liên quan, nhằm tăng độ nhận biết và tương tác của người dùng. Launch: Thu hút sự quan tâm và tham gia vào các nội dung được chia sẻ trên website có liên quan đến các thương hiệu sản phẩm của Unilever, bằng cách tạo sự tương tác qua lại với người dùng. Amplification: Đưa những nội dung chia sẻ đến với các thiết bị di động, YouTube và kênh truyền thông xã hội, nhằm giúp người dùng có thể tiếp cận với thông tin mọi lúc, mọi nơi; đồng thời, tăng độ lan truyền cho chiến dịch của Unilever.
- 61. 8. “Phái mạnh”-Cuộc tổng tiến công củaUnilever Result Sự góp sức của kênh truyền thông xã hội đã giúp Unilever đưa những nội dung bình luận của mình vượt ra khỏi giới hạn của website, những kênh earned media tạo lập được đã mang về những lợi ích tuyệt vời cho Unilever: Unique Users – Lượng người truy cập (UU) của website là được xem là đơn vị đo lường quan trọng trong chiến dịch của Unilever. Trong khoảng thời gian từ ngày 29/5 đến ngày 2/9, Phái Mạnh đã đạt đến hơn 2.500.000 lượng Unique Visitors. Lượng UU vào tháng 8 đạt 953.700, tăng trưởng 159% so với mục UU vào lúc khởi điểm là 600.000. Website đã chạm mốc hơn 20.000.000 lượt xem (Page Views – PV) trong cùng một khoảng thời gian. Lượng PV trong tháng 8 là 7.474.396, tương đương 373,72% so với chỉ tiêu đặt ra là 2 triệu lượt xem. (Nguồn: Marketervietnam)
- 62. 9.Chiến dịch YoLove của Yomost-Friesland CapinaVietnam
- 63. 9.Chiến dịch YoLove của Yomost-Friesland CapinaVietnam Mục tiêu: Với mong muốn truyền cảm hứng sống trọn từng phút giây vào ngày Lễ Tình Nhân 2014, YoMost đã mang đến sản phẩm ứng dụng Augmented Reality với tên gọi YoLove với nhiệm vụ truyền tải thông điệp tình yêu giữa 2 người. Nội dung chính: Tỏ tình độc đáo, sáng tạo thiệp YO” và "Ứng dụng YoLove, tỏ tình phong cách YO” và “Gửi thiệp YoLove, trúng buổi hẹn hoàn hảo”
- 64. 9.Chiến dịch YoLove của Yomost- FrieslandCapina Vietnam Channels OnlineVideo Mobile Apps Facebook Website BannerAds
- 65. 9.Chiến dịch YoLove của Yomost- FrieslandCapina Vietnam Execution Online Video: Clip "Phút Yêu Đầu – YoMost Valentine 2014” ra mắt vào ngày 7 tháng 1, 2014 trên nền nhạc quen thuộc đã đi vào lòng người của YoMost và nội dung lãng mạn, sáng tạo đã nhận được sự hưởng ứng của cộng đồng mạng. Clip được phát tán trên các kênh chính là YouTube, zing.mp3 cùng các trang web giải trí, diễn đàn, mạng xã hội.
- 66. 9.Chiến dịch YoLove của Yomost- FrieslandCapina Vietnam Execution Mobile Apps: Ứng dụng điện thoại YoLove là tâm điểm của chiến dịch, được phát hành trên Appstore và Google Play store. Ứng dụng sử dụng công nghệ Augmented Reality để hiển thị những hiệu ứng sống động và lời nhắn trên thiệp giấy YoLove. Những tính năng nổi bật: -Ngỏ lời yêu theo cách sáng tạo nhất. -Tự tay soạn thông điệp yêu thương. -Hiệu ứng động cực kool trên mỗi thông điệp khi quét thiệp. -Hiệu ứng sống động, thiết kế thiệp độc đáo cùng 5 mẫu thiệp đa dạng. -Cơ hội trúng "Buổi hẹn hoàn hảo” cho dịp Valentine cùng người ấy”
- 67. 9.Chiến dịch YoLove của Yomost- Friesland Capina Vietnam Execution
- 68. 9.Chiến dịch YoLove của Yomost- FrieslandCapina Vietnam Execution Social Media: Facebook fanpage của YoMost Việt Nam: liên tục cập nhật hình ảnh, thông tin liên quan đến chiến dịch. Fanpage có phong cách trẻ trung, tích cực, là nơi trao đổi và chia sẻ về những bí quyết tận hưởng cuộc sống và tình yêu trọn vẹn. Admin chăm chỉ phản hồi comment cũng ồn một điểm cộng.
- 69. 9.Chiến dịch YoLove của Yomost- FrieslandCapina Vietnam Execution Website: Website http://www.yotime.com.vn/yolove là nơi cung cấp thông tin chi tiết của chiến dịch, landing page của các banners đồng thời là nơi lưu giữ các data của người tham gia Web banner: standard và expandable banners với hiệu ứng "tim bay” được bố trí ở các website dành cho giới trẻ như zing.mp3.vn: Online PR: các bài viết advertorial trên báo lớn nhằm tiếp thêm lửa cho chiến dịch
- 70. 9.Chiến dịch YoLove của Yomost- FrieslandCapina Vietnam Execution
- 71. 9.Chiến dịch YoLove của Yomost- FrieslandCapina Vietnam Result 5 tuần sau khi ra mắt, clip đã cán mốc 219.600 lượt view và 462 lượt thích trên Youtube, 4469 lượt thích trên FB fanpage. (Chưa cập nhận kết quả chung cuộc chính thức)
Share Clipboard
Public clipboards featuring this slide, select another clipboard.
Looks like you’ve clipped this slide to already.
You just clipped your first slide!
Create a clipboard
Get slideshare without ads, special offer to slideshare readers, just for you: free 60-day trial to the world’s largest digital library..
The SlideShare family just got bigger. Enjoy access to millions of ebooks, audiobooks, magazines, and more from Scribd.

You have now unlocked unlimited access to 20M+ documents!
Unlimited Reading
Learn faster and smarter from top experts
Unlimited Downloading
Download to take your learnings offline and on the go
Instant access to millions of ebooks, audiobooks, magazines, podcasts and more.
Read and listen offline with any device.
Free access to premium services like Tuneln, Mubi and more.
Help us keep SlideShare free
It appears that you have an ad-blocker running. By whitelisting SlideShare on your ad-blocker, you are supporting our community of content creators.
We've updated our privacy policy.
We’ve updated our privacy policy so that we are compliant with changing global privacy regulations and to provide you with insight into the limited ways in which we use your data.
You can read the details below. By accepting, you agree to the updated privacy policy.

- Tháng Sáu 23, 2014
- Blog , Hoạt động
Case study marketing – 30 chiến dịch marketing thành công nhất TG
Ceo Vinalink đã chia sẻ 30 Case study marketing hay nhất mọi thời đại và đạt giải thưởng cao (chiến dịch marketing thành công)
Có một điều đặc biệt đó là: Trong khi sự kiện Marketing Talk : Trò chuyện cùng CEO Vinalink Tuần Hà ( Chương trình do Media Camp phối hợp với Ivycation, Vinalink và CFVG tổ chức) diễn ra thì tại nước Pháp hoa lệ, màn live debate trong vòng chung kết của các ứng viên sáng giá tranh cử các hạng mục của Cannes Lion 2014 đang bước vào hồi gay cấn. Điều này càng làm tăng thêm sức nóng cho chương trình bởi tính thời sự, lôi cuốn và đầy hấp dẫn.
Được biết đến là một trong những nhà tiên phong trong lĩnh vực Online Marketing tại Việt Nam, CEO Vinalink Tuấn Hà xuất hiện với phong thái giản dị thường thấy. Điều anh mang đến cho Marketing Talk lần này là 30 case study marketing xuất sắc tại Cannes qua các năm. Tuy nhiên, vì thời lượng chương trình có hạn nên anh đã tập trung phân tích 20 case study ( chiến dịch marketing thành công ) điển hình nhất, tạo được ấn tượng mạnh nhất trong lòng khán giả.

Hình ảnh CEO Vinalink Tuấn Hà với những “thử thách” ý tưởng đặt ra cho các bạn khán giả.
Vào giữa tháng 6 hàng năm, sau khi ánh đèn sân khấu đã tắt tại LHP Cannes, thì thành phố Cannes lại nhộn nhịp với liên hoan giải thưởng quảng cáo Cannes Lions – quy tụ những bộ óc và tập đoàn sáng tạo nhất thế giới đến tranh tài, nhận giải và chia sẻ những đúc kết & xu hướng mới nhất về ngành quảng cáo trên toàn thế giới.
Có thể xem Cannes Lions như là “Oscar của ngành quảng cáo”, tương đương với World Cup hay Champion Leagues trong bóng đá. Hàng năm, tất cả những công ty và tập đoàn quảng cáo lớn nhất trên thế giới mang đến Cannes Lions những chiến dịch sáng tạo nhất của họ, để tranh tài trong 16 hạng mục giải thưởng. Năm nay, Cannes diễn ra từ ngày 16-21/4/2014.
TÌNH YÊU VÀ SỰ CƯỠNG BỨC
Mở đầu chương trình, khán giả được làm quen với những thuật ngữ mới lạ “tình yêu”, “sự cưỡng bức ”. Bạn là độc giả, bạn là người dùng thường xuyên bị làm phiền bởi video ads, banner display ads, forum spam hay những cuộc điện thoại chào hàng, GDN, pops up hay Thông cáo báo chí dính bài PR quá lộ liễu, biển bảng ngoài trời, email marketing, SEO spam,…? Trên thực tế, chỉ có 15% công chúng cảm thấy thực sự phù hợp với những sản phẩm mà doanh nghiệp bạn cung cấp nếu bạn sử dụng các cách thức vô hình “cưỡng bức” họ. Vậy, làm thế nào để chiến dịch marketing của doanh nghiệp bạn thu được 100% chú ý và khi ấy, khách hàng sẽ tự nói về bạn, khách hàng sẽ cảm thấy thích thú khi kể về doanh nghiệp của bạn?
“Tình yêu” là cách bạn khiến cho khách hàng tự nguyện tìm đến vì họ yêu thích sản phẩm, thương hiệu đó. Các ví dụ điển hình như: các bài PR khéo léo, những cuốn sách hay sách hay, blog với thông tin hữu ích, những buổi chia sẻ ý nghĩa, word of mouth hay các chiến dịch content marketing sáng tạo. Theo đó, Cannes tôn vinh những chiến dịch sử dụng Marketing tình yêu , quảng cáo của bạn tuyệt đối không cưỡng ép “người xem” mà phải chứa đựng yếu tố sáng tạo và tính nhân văn sâu sắc.
Được biến đến với hơn 3500 sản phẩm khác nhau trên toàn thế giới và luôn đứng hàng đầu trong TOP 10 thương hiệu có giá trị lớn nhất hành tinh, Coca Cola vẫn luôn bền bỉ và sáng tạo khi liên tiếp cho ra những chiến dịch Marketing là đỉnh cao của sự nhân văn, với mong muốn mang lại hạnh phúc cho mọi người. Happy ID là một chiến dịch điển hình giúp gia tăng chỉ số hạnh phúc cho các quốc gia phải chịu thiên tai, đói nghèo. Thay vì những bức hình rất nghiêm túc trong ID của bạn, Coca Cola tạo nên những booth chụp hình di động mà bất cứ ai khi bước vào đều cảm thấy vui vẻ, Coca Cola sẽ cấp một chiếc Happy ID cho mỗi người dân. Nhớ lại trận lũ lụt kinh hoàng tại Thái Lan năm 2011, hơn ai hết, chính Coca Cola đã giúp Thái Lan gia tăng chỉ số hạnh phúc thêm 5%, giúp những người dân nơi đây vững tin vào cuộc sống.
Xem thêm video tại đây: http://tinyurl.com/happyid
Samsung Life Insurance với thông điệp: “Samsung Life bảo vệ cuộc sống của bạn” cũng là một case điển hình trong việc “share happiness”. Xuất phát từ thực trạng rất nhiều người Hàn Quốc có ý nghĩ bi quan sẽ nhảy cầu tự tử nếu họ gặp thất bại hoặc rủi ro. Vậy làm thế nào để cứu được những người này? Samsung Life Insurance với ý tưởng ”The Bridge Of Life” đã thiết kế thêm các tay vịn sử dụng các cảm biến để cảm nhận chuyển động của con người và sau đó sẽ được thắp sáng lên bởi những thông điệp ngắn được truyền tải một cách thủ công thông qua sự giúp đỡ của các nhà tâm lý và các chuyên gia, thông điệp mang đến hình ảnh về những cá nhân và gia đình hạnh phúc. “Cuộc sống của bạn thế nào? Bạn ăn gì chưa? Nếu bạn cần nói chuyện, tại sao bạn không nói chuyện với chúng tôi?” với mỗi câu hỏi tương ứng với một con số trong đường dây nóng liên quan đến vấn đề tự vẫn. Cây cầu đã dùng 2200 đèn LED đã giành được một số giải thưởng mà gần đây là giải Titanium Lion tại Cannes Lions International Festival of Creativity. Điều này đã giảm thiểu đáng kể tỉ lệ người tự sát tại Hàn Quốc. Samsung Life đã thực sự bảo vệ cuộc sống của bạn.
Xem thêm video tại đây: http://tinyurl.com/samsunglifeinsurance

Các bạn theo dõi các case marketing rất chăm chú.
CÂU CHUYỆN DOANH SỐ VÀ THỊ PHẦN
Doanh nghiệp của bạn cần những chiến dịch Marketing giúp quảng bá thương hiệu, nâng cao uy tín doanh nghiệp của mình? Chiến lược marketing 3.0 với phương châm “share happiness” sẽ giúp doanh nghiệp của bạn “chạm” tới trái tim của công chúng và thể hiện được trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Tuy vậy, đối với những doanh nghiệp thực sự quan tâm tới câu chuyện doanh số và thị phần hơn cả thì giải pháp cho họ liệu có điều gì mới mẻ?
Domino’s Pizza là một thương hiệu với dịch vụ chuyên biệt “delivery and take away”. Hiện nay, hãng này có hơn 200 điểm bán hàng tại Hồng Kông, mặc dù đã sale off 40% trong thời gian từ 14h-16h hàng ngày nhưng tỉ lệ khách mua hàng vẫn rất thấp. Để giải bài toán này, Domino đã sử dụng recycling water tức là sử dụng lượng nước được tái chế để làm mát đường bằng xe đạp. Mỗi vòng quay của xe đạp lại hiện lên dòng chữ” Domino’s Pizza khuyến mại 40% vào thời điểm 14h đến 16h hàng ngày. Chiếc xe đạp của Domino trên hành trình giao hàng hàng ngày đã tạo ra sự tò mò, thích thú cho mọi người xung quanh. Một điều đáng kinh ngạc là doanh thu của Domino sau đó tăng vọt 500% ngay sau khi kết thúc chiến dịch.
Vấn đề mà Art Series Hotel Group gặp phải cũng tương tự Domino’s Pizza. Là một khách sạn 4 sao tại Melbourne, Úc nhưng tỉ lệ full phòng nơi đây rất hiếm. Vậy là sao để tăng được doanh số cho khách sạn? Làm sao để không phải chứng kiến cảnh những căn phòng trống trơn? Và dịch vụ Late Checkout Service đã ra đời. Bạn đã book phòng trong một thời gian nhất định, tuy nhiên, sau thời điểm đó mà chưa có khách hàng cần tới phòng đó, bạn có thể ở đó thoải mái cho tới khi có người mới tới “check in”. Vậy là bạn có thể ngủ nướng thêm chút nữa thay vì trả phòng sớm hơn mọi khi rồi.
Câu chuyện thị phần cũng là mối quan ngại của Stein Lage – dòng bia bản địa của New Zealand. Thách thức của họ là chiến thắng được đối thủ mới nổi tại New Zealand. Với chiến dịch Stein Lager Believe, hãng đã sử dụng hình ảnh chiến thắng của New Zealand trong lịch sử để khơi lại niềm tự hào dân tộc, niềm tin vào chiến thắng “Save one for the win”, “We ‘re just thirsty as you”.

Vị khách mời đặc biệt của chương trình – anh Tuấn Hà cười rất tươi và rạng rỡ.
VÌ MỘT CUỘC SỐNG TỐT ĐẸP HƠN
Dumbs way to die: Xuất hiện từ tháng 11/2012 trên Youtube, cho đến nay video “Dumb ways to die” đã thu hút gần 54 triệu view và chiến dịch marketing đã phá kỉ lục tại Cannes Lions và Asian Marketing Effectiveness 2013, giành được số giải thưởng kỉ lục cho 1 chiến dịch quảng cáo. Từ thực trạng số lượng tai nạn và tử vong của những thanh niên tại hệ thống tàu điện ngầm Metro của thành phố Melbourne, Úc tăng cao chủ yếu do những hành vi bất cẩn, thiếu ý thức an toàn tại khu trạm tàu điện ngầm. Nhiệm vụ truyền thông đặt ra là phải làm cho họ – những người trẻ tuổi nhận thấy và quan tâm tới sự an toàn xung quanh tàu điện ngầm Thay vì sử dụng những cách gây shock truyền thống để truyền tải sự nguy hiểm khi không đảm bảo an toàn đường sắt, họ đã chọn cách tiếp cận với giới trẻ bằng những thông điệp và phương tiện đầy tính giải trí để thuyết phục giới trẻ tự nguyện chú ý về sự an toàn khi ở trạm tàu điện ngầm.
IBM Smarter Cities: IMB kêu gọi những sáng tạo của cộng đồng để làm cho thành phố nơi họ sinh sống trở nên thông minh hơn, tiện nghi hơn. Những địa điểm trú mưa bắt mắt giúp bạn cảm thấy vui vẻ hơn trước, những tấm ván tạo lối đi dễ dàng hơn cho xe đạp của bạn khi leo lên bậc thang, khi mệt bạn có thể nghỉ chân một chút tại những địa điểm lưu động của IBM.
Dove Camera Shy: Be your beautiful self!
Hình như càng lớn, mỗi chúng ta càng cảm thấy mất tự tin vào bản thân mình? Dove thực hiện clip quay bất ngờ hình ảnh của những người phụ nữ khi họ đang một mình, đang nấu ăn, thậm chí mới ngủ dậy. Họ đều phản ứng bằng cách xua tay hoặc trốn tránh. Còn với các em bé thì ngược lại, chúng vui đùa thỏa thích và rất tự tin vào bản thân mình. Dove cam kết tạo ra vẻ đẹp của sự tự tin, hãy tin rằng mỗi chúng ta đều rất tuyệt bạn nhé!

Marketing Talk: Trò chuyện cùng CEO Vinalink Tuấn Hà về 30 case study marketing đình đám đã xuất sắc chinh phục những hạng mục đa dạng của Cannes Lion 2013 là hoạt động tiếp nối Media Camp – Hội trại Truyền thông đầu tiên tại Hà Nội. Chương trình đem đến cho các bạn trẻ – những người đam mê lĩnh vực marketing, khát khao tạo ra những concept marketing có tính viral mạnh mẽ những điều thật mới mẻ, đột phá từ những anh tài hàng đầu thế giới trong lĩnh vực này. Ban Tổ chức hy vọng, chương trình sẽ truyền thêm những ngọn lửa đam mê cho các bạn, để các bạn tìm ra được lộ trình thực sự cho ngành nghề mà mình theo đuổi trong tương lai.
Một lần nữa, xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các đối tác Ivycation, Vinalink và CFVG đã giúp đỡ chúng tôi thực hiện chương trình này.
Media Camp Hanoi 2014
Link Đăng ký https://www.surveymonkey.com/s/digital-marketing
You can share this post!
Học seo web – đông nghịt học viên tại vinalink academy hanoi và hcm, marketing dành cho bà mẹ – moms marketing bí quyết, leave a comment hủy.
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.
Post Comment

- Thiết kế website
- Dịch vụ SEO website
- Dịch vụ Entity Social
- Dịch vụ Guest Post
- Viết bài chuẩn SEO
- Quảng cáo đa kênh
- Xây dựng thương hiệu
- Quảng cáo Google Ads
- Truyền thông báo chí
- Facebook Marketing
- Nhượng quyền thương hiệu
- Kiếm tiền Online
Kiến thức Marketing
Marketing trực tiếp là gì ví dụ và case study thực tế.
Marketing trực tiếp là gì? Đây là một trong những phương thức marketing được nhắc tới rất nhiều trong kinh doanh nhưng không phải ai cũng biết để áp dụng cho đúng cách. Chính vì nhằm mang tới cho mọi người nhiều thông tin hữu ích mà bài viết của digiviet.com sẽ giới thiệu rõ trong bài viết này.
Marketing trực tiếp là gì?
Marketing trực tiếp là hình thức marketing mà doanh nghiệp thực hiện hoạt động nhằm thu hút và đo lường từ tương tác của khách hàng trực tiếp. Mục đích khi áp dụng cách thức này là để thiết lập, duy trì và phát triển mối quan hệ giữa doanh nghiệp – khách hàng. Sử dụng được hệ thống các thông tin, dữ liệu có sẵn từ khách hàng như số điện thoại. địa chỉ, email…

Hình thức marketing trực tiếp chia làm 2 nhóm chính:
- Nhóm truyền thống: sẽ có nhiều công cụ sử dụng như thư trực tiếp, tiếp thị từ xa, bản tin, phiếu giảm giá, quảng cáo phúc đáp, chương trình tiếp thị tận nhà.
- Nhóm công cụ hiện đại: sẽ có thêm nhiều cách thức hoạt động như gửi email, tin nhắn và sử dụng mạng xã hội marketing.
Các hình thức marketing trực tiếp
Bạn có biết về các hình thức marketing trực tiếp bao gồm những gì hay không? Nếu bạn cần thêm thông tin thì cùng điểm qua phần bên dưới đây để có thể hiểu được các hình thức, áp dụng hình thức nào phù hợp nhất với chiến dịch hoặc tình hình doanh nghiệp của bạn thời điểm hiện tại:
- Marketing trực tiếp qua thư (Direct mail)
- Gửi email (Email marketing)
- Marketing tận nhà (Door to door leaflet marketing)
- Quảng cáo phản hồi trực tiếp (Direct response television marketing)
- Bán hàng qua điện thoại (Telemarketing)
- Phiếu giảm giá (Coupon)
- Phiếu khảo sát khách hàng trực tiếp
- Bán hàng trực tiếp (Direct Selling).

Lợi ích của Marketing trực tiếp
Chắc chắn hình thức marketing trực tiếp có nhiều lợi ích thiết thực khi sử dụng cho nên mới được ngày càng nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Tiếp thị trực tiếp sẽ khác với các hình thức tiếp thị gián tiếp. Cụ thể các lợi ích của marketing trực tiếp như sau:
- Theo đó tiếp thị kiểu này cho phép đơn vị bạn quảng bá sản phẩm, dịch vụ trực tiếp tới đối tượng mục tiêu. Đo lường kết quả hoạt động nhanh chóng.
- Phân khúc được khách hàng và giúp tiếp cận nhanh chóng, giúp bạn tiết kiệm khá nhiều thời gian.
- Tối ưu được ngân sách làm marketing của bạn, tiếp thị trực tiếp có các mục tiêu cụ thể thực tế và nhanh chóng giúp bạn nhìn thấy doanh số bán hàng tăng. Chi phí làm tiếp thị trực tiếp rẻ hơn so với các cách quảng cáo truyền thống.
- Tăng doanh số bán hàng của bạn với khách hàng mới và tệp khách hàng cũ. Tiếp thị trực tiếp kỹ thuật số cho phép đơn vị bạn giao tiếp với khách hàng nhằm duy trì quan hệ lâu dài và kích thích khách mua sản phẩm khi cần.
- Tiếp xúc trực tiếp với khách hàng giúp bạn có thể điều chỉnh và ra được các chương trình ưu đãi, khuyến mãi đáng mong chờ nhất. Nhằm tối ưu hóa kết quả thì bạn có thể tăng sự tương tác với khách hàng hơn.
- Tạo các cơ hội kinh doanh mới cho doanh nghiệp, marketing trực tiếp cho phép bạn thích ứng với nhu cầu thị trường và đáp ứng một cách hiệu quả hơn
- Các chiến dịch có phản hồi trực tiếp cho bạn cơ hội để đo lường kết quả của mình tốt hơn.

Ví dụ về Marketing trực tiếp và Case Study thực tế
Chiến lược tiếp thị trực tiếp bằng cách sử dụng nội dung phân phối tới khách hàng cả về mặt vật lý và tiếp thị qua email. Các thiết kế đẹp nổi bật, sản phẩm thật sáng tạo, video nội dung hấp dẫn chạm tới trái tim người nghe có thể gợi được phản hồi trực tiếp từ người tiêu dùng. Các case study thực tế:
Toyota Corolla
Toyota thực hiện chiến lược tiếp thị trực tiếp mang lại rất nhiều lợi ích thiết thực. Nếu dồn công sức, cố gắng và dồn tâm sức tạo ra chiến lược và sử dụng những chiêu thức quảng cáo gây sốc rất có thể khiến công chúng nhớ lâu. Nếu nội dung hấp dẫn sẽ là ghi nhớ ấn tượng và tốt về thương hiệu. Toyota thực hiện khá nhiều nội dung độc đáo và tạo nên trào lưu cực kỳ hot.
Canva thực hiện nhiều ý tưởng marketing mới mẻ và siêu độc đáo. Các ý tưởng cụ thể như tạo email gửi tới khách hàng, khi mở ra thì họ sẽ có ngay được những thông tin hữu ích và nếu quan tâm có thể sử dụng ngay. Khi có thiết kế mới sẽ gửi cho những người đăng ký, trình bày mẫu mới với bản cụ thể và đồ họa thông tin chi tiết. Chính vì thế mà khách hàng luôn hình dung rõ ràng về sản phẩm và nội dung muốn truyền đại tới họ.
Sau khi tham khảo nội dung được nêu ở trên đây thì mọi người đã hiểu được về marketing trực tiếp là gì rồi. Ví dụ cụ thể và cả case study thực tế áp dụng nữa. Nhìn chung hình thức này không còn quá xa lạ nhưng ở Việt Nam mình thì không phổ biến. Cho nên nếu bạn muốn áp dụng cũng nên nhờ đơn vị chuyên nghiệp nào đó tư vấn thêm và hỗ trợ thực hiện, chẳng hạn như Digi Việt.

Xin chào, Mình là Mộc Dương, hiện nay đang là một Content Marketing của DigiViet. Mình một người đang mê viết lách cũng như rất thích chia sẻ với mọi người về nhiều mảng khác nhau như: Kiến thức Marketing, chia sẻ kinh nghiệm hay tin tức liên quan. Hy vọng sẽ mang đến cho các bạn nhiều thông tin hữu ích nhất.
Trả lời Hủy
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Bình luận *
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.
Liên hệ ngay
- Từ điển marketing
- Cho nhà quản lý

- Marketing News
- Podcast New
- SOCIAL MEDIA
- CONTENT MARKETING
- EMAIL MARKETING
- VIDEO MARKETING
- OFFLINE MARKETING
- Infographic
- BÁO CÁO THỊ TRƯỜNG
- TÀI LIỆU MARKETING
- Góc nhìn Agency
- Admicro Highlight

Case Study là gì? 12 cách để sử dụng Case Study trong chiến lược Marketing
Case study là gì ? Đây là một phương pháp tuyệt vời để nói cho thế giới biết giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Phân tích tốt các case study, bạn sẽ có thể làm nổi bật thành công của mình, khiến các khách hàng tiềm năng tin tưởng và trở thành khách hàng trung thành của bạn. Sau đây là một số mẹo về cách làm case study trở thành tài sản mạnh mẽ của doanh nghiệp.
Case Study là gì?
Nói tóm gọn, phương pháp case study là một phương pháp nghiên cứu tình huống hay sự việc thực tế. Phương pháp này sử dụng lý thuyết để nghiên cứu và phân tích tình huống có thật. Hiện nay, rất nhiều các lĩnh vực khác nhau hiện đều sử dụng Case Study.
Case Study hay còn gọi là Case method là phương pháp dạy học thông qua nghiên cứu trường hợp điển hình . Ở đây, người học được giới thiệu một tình huống cụ thể, có thật và được đặt vào vị trí của người ra quyết định để giải quyết vấn đề trong tình huống ấy – Hammond, J . S, Đại học Havard

Phương pháp case study là gì? (Ảnh: wpdistrict.sitelock.com)
Nghiên cứu case study là gì? Case study cho phép một nhà nghiên cứu kiểm tra chặt chẽ dữ liệu trong một ngữ cảnh cụ thể. Trong hầu hết các trường hợp, phương pháp case study thường chọn một khu vực địa lý nhỏ hoặc một số rất hạn chế đối tượng nghiên cứu. Case study bản chất là khám phá và điều tra hiện tượng thực tế đời sống thông qua phân tích ngữ cảnh chi tiết của các sự kiện và mối quan hệ của chúng.
Mỗi ví dụ về case study có các cách tiếp cận và góc nhìn khác nhau do đó mỗi người có khả năng chuyên môn riêng, phong cách giải và cách nhìn nhận riêng. Vị trí của mẫu case study thường được coi nằm giữa lý thuyết và thực tế. Hành trình giải case cũng giống như quá trình chiêm nghiệm một cuốn sách, mỗi người sẽ có một cảm nhận riêng, một cách giải quyết riêng nếu đặt bản thân vào tình huống mà các nhân vật gặp phải. Từ đó, những xúc cảm, những hành vi bạn học được sẽ phần nào định hình cách bạn nhìn nhận cuộc sống.
Vai trò của case study là gì?
– Mang tính thực tiễn cao: Vì lý thuyết chuyên ngành thường khó hiểu, người học rất khó tiếp thu. Vì vậy, các case study sẽ giúp tăng tính thực tiễn, đưa ra các ví dụ dễ hiểu, sát thực tế giúp người đọc dễ hiểu hơn
– Tạo cảm giác hứng thú: Khi học lý thuyết kèm với các case study người nghe sẽ thấy hứng thú hơn. Bởi đây là các trường hợp đã xảy ra, nó sinh động và dễ hiểu hơn là học lý thuyết khô khan.
– Nâng cao kỹ năng làm việc nhóm: Trong quá trình phân tích, nêu ý kiến, phản biện bạn sẽ nâng cao kỹ năng làm việc nhóm và phát triển các kỹ năng khác như: giao tiếp, đàm phán,…
Phân tích case study thế nào mới là chuẩn?
Làm thế nào để vận dụng case study trong Marketing?
Thông thường, khi bạn suy nghĩ về việc đầu tư vào một sản phẩm hay dịch vụ, bạn có thể thực hiện 1 trong 2 điều sau đây. Một là bạn có thể sẽ hỏi bạn bè xem họ đã thử sản phẩm hay dịch vụ chưa, và liệu họ có giới thiệu nó cho người khác hay không. Hai là bạn có thể làm một số nghiên cứu trực tuyến để xem những gì người khác đang nói về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
Ngày nay, 9 trên 10 người sẽ xem xét sản phẩm qua các đánh giá trực tuyến, bài đăng trên mạng xã hội, v.v. trước khi đưa ra quyết định mua hàng. Các trình bày một case study cách tuyệt vời để thuyết phục rằng những gì bạn đang cung cấp có giá trị và có chất lượng tốt.

Nghiên cứu case study là gì? (Ảnh: quickanddirtytips.com)
Theo Content Marketing Institute, các Marketer Mỹ đã sử dụng 12 chiến thuật Marketing khác nhau. Trong đó phương pháp case study marketing là có độ phổ biến đứng thứ năm sau nội dung truyền thông xã hội (social media content), e-newsletter, blog và các bài viết trên trang web. Không dừng lại ở đó: CMI cũng báo cáo rằng 63% các Marketer Anh tin rằng các case study method là chiến thuật Marketing hiệu quả.
Câu hỏi đặt ra là, chúng ta – các nhà Marketer nên sử dụng Case Study như thế nào? Dưới đây là 12 cách bạn có thể tận dụng Case Study trong các chiến lược của mình:
1. Lập trang Case Study chuyên biệt
Bạn nên có một trang web dành riêng cho các case study marketing của bạn. Bạn có thể đặt tên cho chúng là “Mỗi ngày một Case Study”, “ Các Case Study thành công” hoặc “Ví dụ về Case Study công việc của chúng tôi”…, tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng khách truy cập dễ dàng tìm thấy. Bạn nên dựa trên cấu trúc: Những thách thức ban đầu về cách viết case study, cũng như các mục tiêu, quy trình và kết quả. Bạn có thể tham khảo trang Website phân tích case study từ Google có tên Think With Google với các mẫu case study có cấu trúc rõ ràng, mạch lạc.

Case study research là gì? (Ảnh: Think With Google)
2. Cách trình bằng một Case Study trên trang chủ của bạn
Cung cấp cho khách truy cập trang web về các bằng chứng để khách hàng hài lòng và hiểu hơn về doanh nghiệp. Trang chủ của bạn là nơi hoàn hảo để làm điều này. Có một số cách bạn có thể đặt các Case Study trong kinh doanh lên trang chủ của mình:
- Báo giá / lời chứng thực của khách hàng
- Các nút Call- to-action (CTA) để xem các Case Study cụ thể
- Các nút Call- to-action (CTA) dẫn đến trang Case Study của bạn
Bên cạnh đó, Chuyên gia Marketer trên toàn thế giới đồng ý rằng Marketing theo hướng cá nhân hóa đang là xu hướng. Bạn có thể sử dụng phương pháp Case Study của mình mạnh mẽ hơn nếu bạn tìm cách để làm cho chúng kết nối được với khách truy cập trang web. Mọi người thường có phản ứng và chú ý tới những thứ họ quen thuộc hơn. Ví dụ giới thiệu một người từ London với Case Study tại New York có lẽ không gây thuyết phục như Case Study marketing quốc tế tại nước Anh. Hoặc bạn có thể điều chỉnh Case Study của mình theo ngành hoặc quy mô doanh nghiệp cho người đọc tiện theo dõi và áp dụng cho chính họ.

Case Control Study là gì? (Ảnh: Hubspot)
Hubspot muốn kiểm tra xem những lời chứng thực trên trang landing có ảnh hưởng tới tỷ lệ chuyển đổi tại Anh hay không. Trang bên trái là trang mặc định hiển thị dành cho khách hàng truy cập ngoài nước Anh. Trang bên phải có đi kèm với một lời chứng thực từ khách hàng, chỉ hiển thị với các IP từ nước Anh.
3. Triển khai CTA trượt/pop-up
Các CTA này không nhất thiết phải là các cửa sổ bật lên lớn và rõ ràng, thay vào đó, các CTA có liên quan nhưng kín đáo có thể đem lại kết quả rất lớn. Hãy thử nghiệm CTA trượt/pop-up trên một trong các trang sản phẩm hoặc bài viết của bạn, với liên kết đến các Case Study nghiên cứu để thu hút khách hàng nhìn thấy kết quả tuyệt vời khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ đó?

Ví dụ về case study là gì? (Ảnh: Hubspot)
4. Viết bài đăng trên blog về các mẫu Case Study
Một khi bạn hoàn thiện một case study, bước hợp lý tiếp theo sẽ là viết một bài đăng blog để trình bày với độc giả của bạn về nó. Bí quyết cách viết 1 case study là xác định và viết theo nhu cầu của khán giả. Vì vậy, thay vì đặt tiêu đề bài viết của bạn “Case Study: Công ty X”, bạn có thể viết về một khó khăn, vấn đề cụ thể hoặc thách thức công ty đã vượt qua, và sau đó sử dụng case study của công ty đó để minh họa các vấn đề đã được giải quyết như thế nào. Tốt nhất là không đưa công ty, sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn làm trọng tâm của bài viết, thay vào đó, hãy quan tâm tới những khó khăn của khách hàng và cách vượt qua.
Ví dụ: nếu chúng tôi có Case Study cho thấy việc tạo ra gấp đôi khách hàng tiềm năng nhờ một công cụ Marketing tự động mới của chúng tôi, bài đăng trên blog của có thể là: “Làm thế nào để tăng gấp đôi khách hàng với tự động hóa Marketing [Case Study]”. Bài đăng bao gồm các số liệu thống kê, các mẹo thực hành, cũng như một số ví dụ minh họa từ Case Study đó.
5. Tạo video từ các Case Study
Các dịch vụ về Internet đang ngày càng được nâng cấp và cải thiện, và kết quả là mọi người ngày càng tiêu thụ nhiều nội dung video hơn. Có thể dễ dàng thấy khách hàng có khả năng xem một video hơn là dành thời gian đọc một bài phân tích Case Study dài. Nếu bạn có ngân sách, việc tạo video về Case Study của bạn là một cách thực sự mạnh mẽ để truyền đạt giá trị của bạn.
Một Case Study của Pioneer Business Systems về Đại lý bất động sản ElliotLee ở London nghĩ về hệ thống và dịch vụ điện thoại doanh nghiệp (Video: YTB Pioneer Business Systems)
6. Đăng các nghiên cứu điển hình về truyền thông xã hội
Case Study là một tài liệu chia sẻ trên mạng xã hội rất phù hợp. Dưới đây là một vài ví dụ về cách bạn có thể tận dụng chúng trên mạng xã hội:
- Chia sẻ liên kết đến nghiên cứu điển hình và gắn thẻ khách hàng vào bài đăng. Bí quyết ở đây là phải đăng các Case Study của bạn theo cách thu hút, thay vì chỉ là một thông điệp chung chung như “Case Study mới – >> LINK”. Mà hãy chắc chắn rằng bạn truyền đạt đúng về vấn đề người dùng đang quan tâm, hay cách gỡ rối được một khó khăn, hoặc đưa các số liệu lên trên bài post để thu hút sự chú ý
- Cập nhật hình ảnh bìa của bạn trên Twitter / Facebook.
- Thêm Case Study của bạn vào danh sách các ấn phẩm trên LinkedIn.
- Chia sẻ Case Study của vào các nhóm có liên quan.
- Target Case Study của bạn vào khách hàng mục tiêu trên Facebook.

MaRS Discovery District thường đăng các Case Study trên Twitter để thúc đẩy khách hàng (Ảnh: Twitter MaRS)
7. Sử dụng Case Study trong Email Marketing
Case Study sẽ đặc biệt phù hợp với Email Marketing khi bạn đã có danh sách phân đoạn theo ngành. Ví dụ: nếu bạn có Marketing Case Study từ khách hàng trong ngành bảo hiểm, hãy gửi email Case Study tới các địa chỉ dựa trên cơ sở dữ liệu về bảo hiểm của bạn. Việc này sẽ giúp nuôi dưỡng các lead (khách hàng tiềm năng) hiện tại và mới. Các Case Study còn rất hiệu quả khi được sử dụng trong việc nuôi dưỡng, tương tác lại với các lead cũ chưa sử dụng sản phẩm dịch vụ của bạn trong một khoảng thời gian dài.
8. Trang bị cho đội ngũ bán hàng của bạn về các Case Study là gì?
Đưa ra nội dung phù hợp với khách hàng trở nên vô cùng quan trọng với các đại diện bán hàng khi họ thực hiện các cuộc gọi. Các chuyên gia ước tính rằng người tiêu dùng đi qua 70-90% hành trình của người mua trước khi liên hệ với một nhà cung cấp. Điều này có nghĩa là người tiêu dùng hiểu biết rất nhiều khi liên hệ với nhà cung cấp.
Đội ngũ bán hàng không còn cần phải dành toàn bộ cuộc gọi nói về các tính năng và lợi ích của sản phẩm và dịch vụ. Họ cần được trang bị các nội dung để giải quyết từng giai đoạn của người mua. Làm case study rất hữu ích để thuyết phục khi những người thành công trước đây đã được hưởng lợi như thế nào từ sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
7 Case Studies cuốn hút để phát triển Branded Content
9. Gắn Case Study vào chữ ký email của bạn
Đừng xem nhẹ việc gắn liên kết đến một Case Study thành công và gần đây trong chữ ký email của bạn. Điều này đặc biệt hữu ích cho đội ngũ bán hàng. Bạn có thể tham khảo chữ ký của Marketing Manager của Hubspot dưới đây:

Thêm chữ kí vào Case study trong marketing. (Ảnh: Hubspot)
10. Sử dụng các Case Study trong đào tạo
Các Case Study của khách hàng là một tài sản vô giá với những nhân viên mới. Nó hỗ trợ và thúc đẩy mua bán, niềm tin và sự hiểu biết về lời đề nghị của bạn.
11. Tạo một ngân hàng các Evergreen Presentations (các bài thuyết trình không bị lỗi thời theo thời gian)
Khác với các nội dung cập nhật theo xu hướng, các nội dung Evergreen có giá trị tồn tại trong thời gian dài, được độc giả quan tâm theo thời gian vì luôn có giá trị cung cấp thông tin. Hãy xây dựng một ngân hàng các bài thuyết trình về case study. Vì Case Study là một trong các nội dung Evergreen. Chúng sẽ được tái sử dụng ở rất nhiều nơi và thời gian khác nhau: cho đội ngũ bán hàng, đăng trên website, mạng xã hội, trong đào tạo nhân viên…
12. Tạo Case Study trên SlideShare
Từ bài thuyết trình của bạn, bạn cũng có thể trình bày chi tiết hơn và đăng tải nó lên SlideShare. Không chỉ có thể tối ưu từ khóa tốt từ Slideshare, mà Slideshare còn sở hữu 60 triệu người dùng mà bạn có thể khai thác. SlideShare thuyết trình cũng dễ dàng để nhúng và chia sẻ trên các mạng xã hội.

(Ảnh: SlideShare)
Trong B2B marketing, khách hàng đánh giá cao các câu chuyện thành công mà doanh nghiệp đã thực hiện cho khách hàng khác. Doanh nghiệp không nên đánh giá thấp tác động của Case Study là gì trong việc truyền tải các câu chuyện thành công này, bởi khách hàng sẽ sẵn sàng thể hiện sự quan tâm và tương tác với doanh nghiệp nếu họ thấy điểm tương đồng trong những Case Study kinh doanh đó với doanh nghiệp mình.
Trang Ami – MarketingAI
Theo Hubspot

Content Creator | MarketingAI Stepping out of your comfort zone and trying new things is the best way to grow.
Tin liên quan

Case study: Dove cùng Linkedin trao quyền cho mái tóc tự nhiên tại nơi làm việc với chiến dịch #BlackHairIsProfessional

Case study: Lux và chiến dịch nâng cao hiểu biết cộng đồng về ung thư vú

Chiến dịch Knowing Their Order của McDonald’s tiết lộ nghệ sĩ hài nhân dân Cardi B cùng chồng trải qua ngày Valentine

Untitled Goose Game: tựa game làm điên đảo mạng xã hội chỉ với một clip

Case study: Cùng PNJ “trao nhau khoảnh khắc, ghi dấu một đời” trong mùa Valentine

Case study: Coca-Cola và chiến lược bản địa hóa chinh phục Nhật Bản
Bình luận 4.
hay quá khoa học bổ ích
cám ơn ad, bài viết rất hay đáng để học hỏi
Cảm ơn bạn đã để lại ý kiến đóng góp!
Tuyệt vời! Bài viết hay quá! Đi vào đúng vấn đề bản thân mình đang gặp phải, tháo gỡ những thắc mắc, băn khoăn về cách triển khai, ý nghĩa của case study. Cảm ơn Marketing Ai nhiều nha! Mình học được là nên triển khai các case study để trình bày rõ ràng quá trình giải quyết những khó khăn, vấn đề khách hàng đang gặp phải. Quá đó, chắc chắn sẽ dễ dàng tạo được sự đồng cảm, niềm tin nơi khách hàng, kích thích và tạo ấn tượng với khách hàng. Giúp họ dễ dàng hơn trong việc ra quyết định mua hàng, trải nghiệm sản phẩm.
Trả lời Hủy
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Bình luận *
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.

Bài viết mới nhất:
Quảng cáo và game trực tuyến đứt mạch tăng trưởng – marketer cần làm gì, xu hướng podcast đang có dấu hiệu “thoái trào” trong năm 2023, bắt kịp thời đại với 7 xu hướng quảng cáo hàng đầu trong năm 2023, giám sát bán hàng là gì lộ trình thăng tiến cho vị trí giám sát bán hàng, chân dung khách hàng là gì 5 bước đơn giản xác định chân dung khách hàng, biến động thị trường marketing đầu năm 2023: ngân sách, lương và người tiêu dùng.

– Về chúng tôi
– Liên hệ
– Chính sách bảo mật
– Điều khoản sử dụng
Kết nối với MarketingAI
Thông tin liên hệ.
Email: [email protected]
Điện Thoại: 0896.43.1468
Địa chỉ: Toà nhà Center Building – Hapulico Complex, Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội
Copyright © 2016 Admicro, VCCorp Corporation. All rights reserved.
- Quảng cáo Google Ads
- Quảng cáo Google Tìm kiếm
- Quảng cáo Google Mua sắm
- Quảng cáo Google Hiển thị
- Quảng cáo Google Cài đặt ứng dụng
- Google Analytics
- Google Search Console
- Quảng cáo YouTube
- Quảng cáo Facebook Ads
- Quảng cáo Hình ảnh
- Quảng cáo Video
- Quảng cáo Băng chuyền
- Quảng cáo Trình chiếu
- Quảng cáo Trải nghiệm tức thì
- Quảng cáo Bộ sưu tập
- Quảng cáo Messenger
- Quảng cáo Instagram
- Quảng cáo TikTok Ads
- Quảng cáo TikTok Spark Ads
- Quảng cáo TikTok Brand Takeover
- Quảng cáo TikTok Hashtag Challenge
- Quảng cáo TikTok In-feed
- Quảng cáo TikTok Top view
- Quảng cáo TikTok Brand Effect
- Free Template
- Digital Marketing
- Content Marketing
- Marketing Tool
- Xu hướng Marketing
- Kinh doanh Online
- Bản tin Adsplus
- Tin tức về Google
- Tin tức về Facebook
- Tin tức về YouTube
- Tin tức về Instagram
- Tin tức về TikTok

- 1800.0098 ( Tổng đài miễn phí )
- Kiến thức Marketing
Những ví dụ tham khảo tuyệt vời về marketing mạng xã hội
Các nội dung chính
- 0.1 Marketer sẽ làm gì khi không có cookies?
- 0.2 Các thống kê đáng chú ý liên quan đến Podcast Marketing
- 0.3.1 Xem thêm:
- 1 Tại sao marketing mạng xã hội lại quan trọng đối với các thương hiệu?
- 2 Cách đo lường hiệu quả marketing mạng xã hội
- 3.1 1. Dove: Dự án #ShowUs
- 4.1 2. Apple: Thử thách bắn vào iPhone
- 5.1 3. BuzzFeed: Ngon
- 6.1 4. Houseparty: Thử thách đố Fortnite
- 7.1.1 Adsplus.vn
Các chiến dịch truyền thông xã hội thành công đều có một điểm chung là chúng đều cung cấp giá trị cho khán giả của mình. Dưới đây là 17 ví dụ về marketing mạng xã hội để truyền cảm hứng cho bạn.
Marketer sẽ làm gì khi không có cookies?
Các thống kê đáng chú ý liên quan đến podcast marketing, làm sao để sử dụng online review để marketing thương hiệu.

- Tham khảo mới nhất: 13 xu hướng social media 2023 dành cho bạn
- Những số liệu mới nhất về dự đoán Social Media 2023
Tại sao marketing mạng xã hội lại quan trọng đối với các thương hiệu?
Đối với mục đích kinh doanh, các trang web như Facebook, Twitter và Instagram mang đến cơ hội marketing mạng xã hội thu hút lượng lớn khán giả. Năm ngoái, có hơn 4,7 tỷ người trên toàn thế giới sử dụng các nền tảng truyền thông xã hội. Điều này nghĩa là bạn có thể tiếp cận rất nhiều khách hàng tiềm năng.
Phương tiện truyền thông xã hội cho phép bạn kể câu chuyện của mình và nhân cách hóa thương hiệu của bạn. Không cần phân bổ ngân sách lớn, nó cho phép bạn xây dựng khán giả và luôn chú ý đến các mục tiêu của mình.
Bạn có thể kết nối và tương tác với khách hàng, xử lý phản hồi, cả tích cực và tiêu cực. Và xây dựng tính xác thực chỉ bằng cách hoạt động trên các trang web phù hợp.
Cách đo lường hiệu quả marketing mạng xã hội
Đánh giá hiệu quả của các chiến lược marketing mạng xã hội của bạn bằng cách đo lường KPI hoặc các chỉ số hiệu suất chính. Một số KPI bạn có thể xem xét bao gồm:
- Reach (số người đã xem bài đăng của bạn).
- Số lần hiển thị (số lần bài đăng của bạn được xem).
- Tương tác (bạn nhận được bao nhiêu lượt thích, chia sẻ, bình luận, v.v.).
- Chuyển đổi (nhấp vào nút, theo dõi, điền vào biểu mẫu, v.v.).
Những cái bạn sử dụng để đo lường thành công sẽ phụ thuộc vào mục tiêu của bạn.
1. Dove: Dự án #ShowUs
Nhận thấy vẻ đẹp có nhiều hình thức, Dove đã phát động Dự án #ShowUS. Đây là một chiến dịch truyền thông xã hội nhằm thách thức định kiến về những gì được coi là đẹp và không được coi là đẹp.
- Dự án đã tiếp cận hơn 1,6 tỷ người với hơn 660 phương tiện truyền thông tại 39 thị trường trên toàn thế giới.
- Hơn 2.000 phụ nữ đã cam kết tạo ra một tầm nhìn toàn diện hơn về vẻ đẹp.
- Chỉ trong năm đầu tiên, hashtag #ShowUs đã được sử dụng hơn 7 triệu lần trên YouTube, Twitter và Facebook.
2. Apple: Thử thách bắn vào iPhone
Nhà sản xuất điện thoại thông minh nổi tiếng nhất thế giới, Apple, rất tự hào về chất lượng hình ảnh có thể chụp được trên thiết bị của mình. Để làm nổi bật những bức ảnh tuyệt vời mà nó có thể chụp, nó đã phát động một cuộc thi yêu cầu người dùng iPhone “chụp những điều nhỏ nhặt theo cách lớn”.
Các nhiếp ảnh gia sau đó được mời chia sẻ hình ảnh của họ trên Instagram và các trang mạng xã hội khác bằng cách sử dụng thẻ bắt đầu bằng #ShotOniPhone. Sau đó, một hội đồng giám khảo đã chọn ra 10 người chiến thắng trong số hàng chục nghìn bài dự thi. Sau đó được giới thiệu trên trang web của Apple, Instagram của công ty và trên hơn 10.000 bảng quảng cáo ở 25 quốc gia. Nó đã trở thành một chiến dịch marketing trên mạng xã hội hàng năm cho thương hiệu.
- Vòng đầu tiên của chiến dịch đã có hơn 6,5 tỷ lần hiển thị.
- Nó đã được đề cập bởi 24.000 người có ảnh hưởng, với 95% đánh giá bình luận tích cực.
3. BuzzFeed: Ngon
Bạn có thể đã thấy những video công thức nhanh chóng và dễ dàng này xuất hiện trên khắp Facebook của bạn.

Các video Tasty của BuzzFeed về cơ bản là các chương trình nấu ăn dành cho những người ưa chuộng mạng xã hội. Những video này, thường kéo dài dưới hai phút, cung cấp các công thức nấu ăn theo xu hướng cho khán giả có mức độ tương tác cao.
- Gần 15 tháng sau khi ra mắt, Tasty đã xuất bản 2.000 video công thức, mang đến cho thương hiệu một luồng nội dung mới ổn định.
- Video tiếp cận khoảng 500 triệu người dùng hàng tháng.
- 100 triệu người hâm mộ trên Facebook.
4. Houseparty: Thử thách đố Fortnite
Epic Games đã kết hợp hai dịch vụ phổ biến nhất của mình trong trò chơi trực tuyến. Fortnite và ứng dụng mạng xã hội Houseparty hiện đã ngừng sản xuất để tạo ra một thử thách nhỏ.
Các thành viên của cộng đồng Fortnite đã cùng nhau trả lời hơn 20 triệu câu hỏi nhỏ về trò chơi để mở khóa giao diện đặc biệt trong trò chơi cho tất cả người chơi. Chạy từ ngày 10 đến ngày 16 tháng 4, nó đã nhận được hàng nghìn lượt tương tác trên Twitter. Tweet trêu ghẹo ban đầu từ Fortnite đã có hơn 21.000 lượt thích .
5. P&G: #DanceDance
Được tạo ra trong thời kỳ đại dịch, Proctor và Gamble đã sử dụng TikTok với một chiến dịch được thiết kế để khuyến khích thực hiện giãn cách xã hội. Đối với 3 triệu video đầu tiên được đăng lên các ứng dụng video dạng ngắn, P&G đã quyên góp cho Feeding America và Matthew 25 Ministries.
- Hashtag đã tạo ra hơn 18 tỷ lượt xem cho đến nay.
- Video của Charli D’Amelio đã nhận được gần 7 triệu lượt thích và có hơn 143.000 bình luận.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết này . Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về Marketing. V à các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.
- Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
- Tham khảo các gói setup tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn
BÀI VIẾT LIÊN QUAN XEM THÊM

Top xu hướng social media 2023 các marketer cần lưu ý

5 gợi ý để tận dụng tối đa ứng dụng ChatGPT

Các lợi ích mà Chat GPT mang đến cho người dùng
Liên hệ quảng cáo.
Gọi 1800.0098 ( miễn phí ) để tư vấn tốt nhất, ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ
Tài liệu nổi bật
![[Ebook] Tổng hợp các mẹo giúp Marketing thành công trên Instagram ebook instagram marketing](https://adsplus.vn/blog/wp-content/uploads/2023/02/ebook-instagram-marketing-218x122.png)
[Ebook] Tổng hợp các mẹo giúp Marketing thành công trên Instagram
![[Ebook] TikTok Tết 2023 – Đón năm mới theo cách khác lạ ebook tiktok tết 2023](https://adsplus.vn/blog/wp-content/uploads/2022/12/ebook-tiktok-tet-2023-218x122.png)
[Ebook] TikTok Tết 2023 – Đón năm mới theo cách khác lạ
![[WORKSHOP] Mega Sales – Bão đơn TikTok Shop workshop mega sales tiktok shop](https://adsplus.vn/blog/wp-content/uploads/2022/12/workshop-mega-sales-tiktok-shop-218x122.png)
[WORKSHOP] Mega Sales – Bão đơn TikTok Shop
![[Ebook] Học bảng chữ cái cùng với TikTok ABCD Ecommerce ebook tiktok ecommerce](https://adsplus.vn/blog/wp-content/uploads/2022/11/ebook-tiktok-ecommerce-218x122.jpg)
[Ebook] Học bảng chữ cái cùng với TikTok ABCD Ecommerce

Adsplus – Meta – Pancake Talkshow: Tính năng mới, nhân đôi doanh thu
Bạn muốn thiết lập, quản lí và phát triển kế hoạch quảng cáo trực tuyến hiệu quả một chiến dịch marketing online hoàn hảo là tất cả những gì bạn cần ngay lúc này.
Hãy để Adsplus.vn đồng hành cùng bạn xây dựng những chiến dịch quảng cáo trực tuyến tối ưu nhất

Đăng ký tư vấn
English news
VIDEO TALKSHOW
Đăng ký Advertising Vietnam
Tạo tài khoản để cùng chia sẻ những câu chuyện tuyệt vời, cá nhân hoá trang chủ của bạn và theo dõi những chủ đề, tác giả mà bạn yêu thích..
Đã có tài khoản? Đăng nhập
Tôi chưa có tài khoản? Đăng ký
Quên mật khẩu
Khi bạn đã gửi yêu cầu đặt lại mật khẩu của mình, bạn sẽ nhận được một email có mật khẩu mới của bạn., content marketing digital marketing case study, 5 case study hay về content marketing các marketer nên học hỏi.
Chin Marketing
21 Thg 01 2021
Báo cáo bài viết
Marketing chính là thử nghiệm và thất bại. Nếu bạn có một ý tưởng, hãy thử nghiệm và xem cách mọi người phản ứng lại với ý tưởng đó như thế nào. Điều quan trọng ở đây không phải là cách mọi người phán xét bạn mà là bạn đã có một ý tưởng hay cho riêng mình. Vì ý tưởng là điều rất khó để có được.
Vì vậy một marketer giỏi cần phải làm gì câu trả lời là hãy xem qua các content marketing case study (bài học kinh nghiệm về nội dung marketing). đó là một nguồn ý tưởng và kinh nghiệm về phản ứng của khách hàng với các ý tưởng hay chiến dịch cụ thể. bạn cũng có thể vận dụng những ý tưởng hay, được nhiều người quan tâm để xây dựng kế hoạch marketing của mình. bài viết sau sẽ giới thiệu cho bạn những case study hay nhất về marketing. dù là trên social media, internet hay thậm chí là marketing truyền thống, bạn chắc chắn sẽ tìm được cảm hứng từ những chiến dịch này. .
1. Chiến dịch Facebook Marketing của Oreo
Oreo luôn được biết đến với sự sáng tạo của các chiến dịch marketing, đặc biệt là trên trang Facebook của họ. Năm 2013, Oreo đã có một chiến dịch với 100 post trong 100 ngày dựa trên hình ảnh của những chiếc bánh oreo để tái hiện những tin tức nổi bật. Giống như một bài đăng về bức tranh thất lạc của Da Vinci đã được tìm thấy với hình ảnh giá vẽ và cái bánh oreo.
Sự sáng tạo của Oreo trong từng bài post (Nguồn ảnh: Pinterest)
Điều gì đã làm cho chiến dịch này tuyệt vời đến như vậy? Có rất nhiều yếu tố tạo nên sự thành công đó:
- Chủ đề hot: Oreo đề cập đến những vấn đề mà mọi người đều đang bàn tán trong thời điểm đó.
- Sự liên kết: Mọi người trong lúc đề cập đến những tin tức mới nhất sẽ liên tưởng ngay đến những gì Oreo đã làm.
- Sự vui nhộn: Những bài post có hình ảnh dễ nhìn, dễ hiểu và khiến mọi người thấy thích thú hay mang tính viral.
- Yếu tố con người: những hình ảnh này còn hơn cả việc đây chỉ là một công ty làm bánh quy.
Hãy nghĩ đến những yếu tố cần cải thiện trong trang web hay chiến dịch marketing Facebook của bạn. Những câu chuyện hay chủ đề gì mà bạn có thể sử dụng để giúp thương hiệu có nhiều kết quả tích cực hơn?
2. Nghệ thuật bong bóng xà phòng của Lush
Khi nghĩ đến việc đi tắm thì bạn sẽ nghĩ đến điều gì? Thư giãn, dễ chịu hay ấm áp? Đúng là như vậy nhưng có thể là bạn chưa xem qua content marketing của hãng mỹ phẩm Lush. Thay vì xem các hình ảnh sản phẩm cho việc tắm rửa theo một cách truyền thống thì họ đã mang đến tính nghệ thuật cao hơn.
Chiến dịch của Lush thu hút rất nhiều người tham gia (Nguồn ảnh: Trend hunter)
Lush cũng khuyến khích mọi người tham gia vào chiến dịch nghệ thuật trong nhà tắm của mình. Bằng một phương pháp tiếp cận và cái nhìn mới lạ về cách mọi người tắm cũng như cách Lush làm ra sản phẩm, Lush đã tạo ra cả một dòng sản phẩm nổi bật. Đây là một điều rất hiếm thấy trong ngành của họ. Tất cả là nhờ việc tương tác và sử dụng trí tưởng tượng của người xem.
3. Chiến dịch “This Girl Can“ - "Cô ấy có thể”
Kể từ Olympics London thì phụ nữ đã được cổ vũ để tham gia vào các môn thể dục thể thao nhiều hơn vì nhiều lý do khác nhau. Nhưng đó lại là một điều không đơn giản cho đến khi chiến dịch “This Girl Can” xuất hiện. Chiến dịch kết hợp yếu tố cảm xúc và hình ảnh thực tế để thúc đẩy phụ nữ nhanh chóng hành động. Chiến dịch marketing này hiệu quả cho cả việc tập thể dục và cuộc sống của họ.
Một chiến dịch đầy ý nghĩa và có sức lan tỏa mạnh mẽ (Nguồn ảnh: Fonts in use)
Ví dụ như những bức hình đặt ở trạm chờ xe buýt trong nhiều tháng trời. Bằng việc kết hợp giữa những câu nói thông dụng và các thông điệp mạnh mẽ và lối hành văn tuyệt vời, họ đã sáng tạo lại thông điệp “Phụ nữ cần tập thể dục nhiều hơn” thành một hoạt động mang tính cộng đồng mạnh mẽ. Hashtag #thisgirlcan (cô ấy có thể) cũng đã trở thành một tweet phổ biến trên khắp cả nước trong lúc đó. Trong khi những số liệu về bao nhiêu phụ nữ đã thật sự tham gia vào các môn thể thao vẫn chưa được công bố thì mức độ nhận diện và tác động mạnh mẽ trên social media của họ cũng đủ thể hiện sự thành công của chiến dịch.
4. Chiến dịch “Share a Coke” từ Coca-Cola
Cá nhân hoá chiến dịch có thể tăng doanh thu lên đến 19% và 74% các marketer đều biết vậy. Nhưng chỉ có 19% marketer có thể tận dụng những lợi thế từ đó. Nghĩa là nếu bạn có một sản phẩm mang tính cá nhân hoá thì hãy bắt đầu marketing ngay. Hãy xem Coca Cola làm ví dụ. Chiến dịch chia sẻ lon nước ngọt đã tạo nên một hiện tượng toàn cầu một cách đơn giản như sau:
- Coca Cola bắt đầu với những cái tên thông dụng nhất trên thế giới và in lên những chai nước ngọt.
- Sau khi thu hút sự chú ý của mọi người, họ sẽ bắt đầu lan truyền đến với mọi người xung quanh
- Sau đó còn có thêm phiên bản lễ hội như tên của chú tuần lộc.
Cá nhân hoá luôn mang lại thành công ngoài mong đợi (Nguồn ảnh: B&T)
Vì sao Coca Cola lại làm vậy, câu trả lời là họ cho khách hàng quyền sở hữu. Mọi người sẽ cảm thấy thu hút với chai nước ngọt hơn vì có tên mình trên đó. Khách hàng cũng trở thành một phần của sản phẩm. Đó cũng là lý do vì sao mà chiến dịch NikeID vẫn còn thành công sau một thời gian dài. Bằng cách để mọi người cảm thấy họ đang sở hữu một sản phẩm từ thương hiệu cụ thể, các chiến dịch này đã thành công vang dội.
5. Bài đăng trên Twitter của hãng hàng không American Airlines
Vào năm 2012 khi hãng hàng không American Airlines tưởng chừng như sẽ đối mặt với phá sản, họ đã sử dụng một chiến dịch Marketing để thay đổi tình thế. Họ đổi mới thương hiệu và trở lại cùng một diện mạo với hình ảnh mới, thông điệp mới và danh tính mới. Vậy điều gì đã tạo nên sự khác biệt?
Chiến dịch content marketing đúng đắn giúp vực dậy hãng hàng không tưởng chừng sẽ phá sản (Nguồn ảnh: Financial Times)
Đó chính là mạng xã hội. American Airlines đã trở thành một thương hiệu cho mọi người nhắm vào dịch vụ chăm sóc khách hàng, tương tác, tham gia vào các cuộc trò chuyện và thật sự giống như một cá thể trên mạng xã hội. Từ những dòng tweet thu hút sự chú ý của các khách hàng trẻ tuổi. Những tin nhắn ấm áp từ những người đã từng có cùng hành trình với họ và phản hồi lại bất kỳ câu hỏi nào trên Twitter. Điều này còn hơn cả việc chỉ đăng tin trên Twitter. Cách làm này đã trở thành hình ảnh đại diện cho chất lượng của American Airlines trong mắt nhiều người. Đây có thể cũng là những gì bạn nên áp dụng cho chiến dịch marketing của mình để nhanh chóng đạt được thành công.
Giải pháp cho content marketing
Một điểm chung của tất cả các case study trên là tập trung vào con người. Như vậy sẽ thu hút được mọi người khi họ tiếp cận các chiến dịch này. Tất cả đều nhắm đến kinh nghiệm, cảm xúc, cảm nhận của mọi người và liên kết đến sản phẩm. Đây chính là chìa khoá cho những ý tưởng sắp tới của thương hiệu.
Cảm ơn bạn đã đọc qua bài viết!
Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ:
Số 28, Đường B2, Khu đô thị Sala, Quận 2, TP. HCM
Email: [email protected]
Phone: 0939 269 326
Editor's Picks
Case study: bài học từ chiến lược truyền thông và nội địa hoá giúp avatar 2 ghi dấu trên mọi điểm chạm với hàng triệu khán giả việt nam, tranh cãi “phở thìn” và những lưu ý về nhượng quyền thương mại, "nhảy việc", gap year, lay off có phải là "red flag" cản đường nhận offer của ứng viên góc nhìn từ nhân sự cấp cao và nhà tuyển dụng với hồ sơ "không đẹp", học cách sáng tạo nội dung từ 10 tài khoản nhiều người theo dõi nhất trên linkedin, xây dựng tính nhất quán trong hình ảnh thương hiệu: bài học từ 7 chiến lược marketing nổi bật của starbucks, bình luận (0), báo cáo vi phạm, bạn có thể báo cáo bài viết với các vấn đề sau:.
Đọc thêm về Nội Quy của Advertising Vietnam . Nếu bạn cần báo cáo về bản quyền hãy gửi email về [email protected]
Cùng chuyên mục
Tối ưu hiệu quả chiến dịch Influencer Marketing nhờ vào 6 chỉ số đo lường và 5 công cụ hỗ trợ đắc lực
Theo một báo cáo mới nhất từ influencer marketing hub, thị trường influencer marketing đã đạt giá trị 13,8 tỷ usd vào năm 2021 và dự kiến sẽ đạt giá trị 22,3 tỷ usd vào năm 2025. số liệu này cho thấy influencer marketing đang trở thành một phần quan trọng của chiến lược tiếp thị của các doanh nghiệp. tuy nhiên, không phải bất kì influencer nào cũng có thể trở thành đối tượng hợp tác của các nhãn hàng. để có một chiến dịch như mong muốn, thương hiệu cần tìm hiểu về influencer đó thông qua các chỉ số cụ thể. hãy cùng tìm hiểu cách đo lường chúng qua bài viết dưới đây..
Trần Thanh Thanh
Content Trainee
Theo dõi bởi 0 người
05 Thg 03 2023
Tìm hiểu Big Query và 4 lý do GA4 tích hợp công cụ này
Bigquery là gì tại sao khi nâng cấp lên ga4 nên kết nối bigquery hãy cùng tìm hiểu công cụ phân tích dữ liệu mạnh mẽ này.
TenMax Vietnam
Theo dõi bởi 23 người
03 Thg 03 2023
Hơn một thập kỷ kể từ khi Avatar - “tượng đài của dòng phim 3D” ra mắt và tạo nên cơn sốt trên toàn cầu, tháng 12/2022, phần 2 của bom tấn thuộc franchise tỷ đô chính thức quay trở lại màn ảnh rộng với tên gọi Avatar: Dòng chảy của nước (Avatar: The Way Of Water). Cùng tìm hiểu về chiến lược làm nên sự thành công của “kỳ quan điện ảnh đương thời” qua những chia sẻ từ đội ngũ truyền thông “Avatar: Dòng chảy của nước” tại thị trường Việt Nam qua bài viết dưới đây.
Content Creator
Advertising Vietnam
Theo dõi bởi 16 người
Lưu ý khi dùng A.I viết nội dung SEO để không bị Google phạt
Sự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo (a.i) hỗ trợ các marketer trong việc tạo ra các bài viết chất lượng trong vài giây, giúp tăng triển vọng xếp hạng tốt hơn trên google mà không tốn nhiều công sức. nhưng với google, có những quy tắc nhất định về việc sử dụng nội dung từ a.i mà nếu bất cẩn có thể ảnh hưởng đến thứ hạng seo của doanh nghiệp..
Quan Dinh H.
Content Writer
Theo dõi bởi 3 người
Advertising Vietnam MXH Chia sẻ về quảng cáo và truyền thông
Giấy phép ĐKKD số 0314185496 do Sở KH & ĐT cấp ngày 06/01/2017.
Giấy phép MXH số 398/GP-BTTTT ký ngày 17/09/2020.
You Might like
Agency News
Creative Campaign
Creative Films
Agency Jobs
Branding & Design Agency
Digital Marketing Agency
Video Production Agency
Privacy Policy
Get instant advertising news update?
© Advertising Vietnam - All rights reserved

We hope you're finding this blog helpful.
If you want our team to handle your marketing for you, contact us!
8 Real Digital Marketing Case Studies
December 24, 2021 ~
Last updated: October 16, 2022

We’ve put out so many posts covering different marketing strategies and tutorials.
In our Facebook ad examples post, we covered 7 of our clients’ top m ost profitable Facebook ads…
…and we broke the ads down to show what made them work.
You guys really seemed to find that post helpful.

So in this post, we’re going to follow a similar format, but we’re not limiting the examples to Facebook.
Today, we’re going to walk through some of our top digital marketing case studies using 8 real client examples.
Let’s get started!
8 Digital Marketing Case Studies From Our Clients
Case study #1: moto trax.
The first one on our list of digital marketing case studies is Moto Trax.
It is a snow bike company so he had specific products for a specific audience.

We performed SEO, social media marketing, PPC, and website needs for them.
- SEO, Website, & PPC
We got them 78 first-page Google rankings that resulted in over 77,000 new clicks to their website and $96,664.98 in revenue, in 5 months.

We know that’s a lot to unpack, so let’s start with the SEO process.
SEO is the process of making your website rank at the top of the organic Google search results page.
That is when somebody types in a keyword or search term that’s relevant to your business.
For example, if someone searches “atlanta social media management company” on Google/Bing/Yahoo (or any search engine)…
Let Us Grow Your Revenue ...

…then the site that is search engine optimized the best for that keyword will be the first organic listing.
So we helped them appear on the first page of Google results for 78 keywords.
Now, SEO is usually a long-term approach, sometimes taking 12 months or more to see first page results.
So the major key to achieving these results so fast was their site’s age and history.
Our client had already established some web authority over 5 years but was doing SEO wrong.
Our team was able to successfully come in to:
- restructure their website,
- develop a strategy that included on and off-page optimization, and
- drive top search results.
And while we did perform other services for them, which we’ll get into in a second…
…SEO was a big part of our strategy because of the nature of their business.
Because their products were so specific and niche, it made sense to put their business in front of people actively searching for those specific terms.
That’s what our SEO and PPC services did for them.
So just take a minute to think about your business.
Is the problem your company solves or the solution that your product or service provides something that people Google often?
If you think so, you can confirm by using Google Keyword Planner (it’s free!) to see exactly how often any search term is searched a month.
But for now, we just wanted to point out that even though SEO is usually a long-term approach…
…that shouldn’t deter your company from starting the process if your audience is on Google actively searching for what you offer.
- Social Media
Now as for the social media service we provided for Mototrax, it’s important to note that you can still target a specific cold audience on social media.
But, it’s not guaranteed that they’re actively searching for or in need of your product right then and there when you deliver the ad to them.
So on that note, let’s look at the social media marketing we did for them to see what worked.
We drove over 49,000 Facebook page likes, over 205 thousand video views, and 1,718 leads at $2.00 per lead, from social ads.

So how did we do this and what made it work?
Well to answer the first question, we used specific objective-oriented ad campaigns to fuel their marketing funnel.
We ran a page-like ad campaign…

…that drove Facebook page likes at $0.19 per like – that’s less than a quarter per like!

We ran a video views campaign…

…that drove over 2-05K video views at $.001 per video view.

We used the post engagement campaign to boost their posts…

…and get over 300,000 engagements at $0.01 per engagement.

And lastly, we ran a conversion campaign…

…to acquire over 1700 leads at $2 per lead.

We’ve said this in other posts, but campaign objective selection is important because they’re optimized by goal.
So a video views campaign is going to show your ad to people within your target audience who are most likely to watch your video.
Whereas if you targeted the same audience with a page-like ad campaign…
…the ad is going to be delivered to people within that audience who are most likely to like your page.
And this is all driven by Facebook’s AI and users’ behavior patterns on the platform.
So that’s why we thought it’s important to show you all the different campaigns we used.
That’s because too often we see business owners who are new to advertising come in and start running engagement campaigns…
…when what they really want are website lead form completions.
Now, the reason all of these campaigns worked is because:
- our client had the budget to fuel them, and
- we were addressing every part of the marketing funnel.
Our client spent over $18,000 in those 5 months but was happy to do so given the returns.
And if you’ve read any of our marketing funnel posts, you know there’s:
- an awareness phase,
- an engagement or consideration phase, and
- a conversion phase
…that your audience usually has to go through in order to become a customer.
Our page likes and video views campaigns helped them garner brand awareness…
…that could later be retargeted to get further engagement out of their new followers and eventually, convert them into leads.
If you want to read more about these SEO results , you can head to our website after this.
And before we jump into case study #2…
…we also want to invite you to check out our new social media ads training course to fuel your knowledge in social media advertising.
Case Study #2: Royce Chocolate
The next one on our list of digital marketing case studies is for a famous brand of chocolate from Japan.
We helped Royce Chocolate generate a 225.25% return on investment using PPC.
We generated 287 conversions that resulted in $13,686.90 in revenue.

So, a little background on the company, they were voted as the number one gift item in Japan’s gift-giving culture.
But after a few years, their products were eventually made available across 14 countries, including the U.S.
So, they hired us to help increase their brand awareness and online sales via Google Ads.
Similar to what we discussed regarding SEO in the last example…
…PPC is another way to put your website at the top of the search results for any given keyword that you feel is relevant.
The main difference is that with PPC, you’re paying Google directly for that space, and this is reflected by users with the “Ad” symbol next to your website.

It’s a quicker route to get to the top of the search results…
…but the caveat is that it constantly takes money to fuel it. Soon as you stop paying for clicks, you stop appearing there.
Having said that, it is often a great temporary option to start driving immediate sales and get some cash flow coming in…
…while you work on a more sustainable plan like SEO.
For Royce’s Chocolates, they spent $4,208.14 and made $13,686.90 back! So let’s look at how we did it.
We broke their campaigns up:
- by different keywords, and
- by different match types
…based on popular search terms we found in the keyword research we did prior.
Now some of the match types we used in their campaign are no longer available.

The match types available now are broad match, phrase match, and exact match.

So Google’s example here is for the keyword “lawn mowing service.” 3 words, 1 keyword.
If you use “broad match” targeting, your ad will appear when related searches are made such as lawn aeration services.
This is probably the least popular type to use because it’s very loose targeting.
Phrase Match means your ad will only be shown if the search query includes the meaning of the keyword.
For instance, “lawn moving service near me” or “hire company to mow lawn.”
This is the match type that replaced Broad Match Modifier which is what we used in Royce’s campaign.
And then lastly, we have the Exact Match, where your ads will only be shown on searches that have the same meaning as your keyword such as:
- “lawn mowing service”
- “grass cutting service”
So that was our crash course in PPC match types for you.
And for this post, we wanted you to understand that we tested out multiple keywords…
…in addition to testing Broad Match Modifier and Exact Match to drive the results we did for Royce’s Chocolates.
These were the top search ads we used that resulted in their 287 conversions…

…sending them right to the shop page for the collection of chocolates they were promoting.

Now let’s look at a PPC case study for a client from a totally different industry.
Case Study #3: Fox Cities Real Estate
Moving on to the next on our list of digital marketing case studies is Fox Cities Home Buyers is a company based in Wisconsin, USA.
They buy houses, pair up sellers with real estate experts, and help people with selling their properties.
They reached out to us for help with their Google advertising.
We scored 95 conversions for them at $16.05 per conversion…

…which is nothing when compared to the revenue gained by any closed lead in real estate.
We followed a similar approach in that we tested a multitude of keywords and tested them with the BMM match type and exact match type.

These were the top-performing ads.

All of them address pain points that are relevant to their target market including:
- fast closings,
- selling your home in 7 days,
- no fees, and
- no appraisals.
Using verbiage that is eye-catching for their target market, not only got them more clicks to their website, but it helped to acquire the right kind of lead.
People are who looking to buy a home are not going to click on those ads that all start out with “selling your home”, and that’s what our client wanted.
Our ads resulted in almost a 40% increase in their conversion rate.
Now to learn more tips for your real estate marketing strategy , be sure to read this post next.
Case Study #4: Wingstop
Fourth on our list of digital marketing case studies is Wingstop.
It is a restaurant chain that specializes in chicken wings with has locations nationwide, as well as a few international locations.
Wingstop came to LYFE Marketing with a goal to grow their social media.
Specifically, they wanted to increase their engagement on Instagram and Twitter so as to obtain new customers.
And we did just that. We grew their Instagram by over 1,300 and their Twitter by more than 1,200.

Now, there’s a lot of ways to grow your followers organically, we’ve made a few posts about it that you can read.
But the reason we specifically wanted to talk about this client as an example in this post is because:
- We were working with a local restaurant which is not something you see addressed a whole lot in posts like this, and
- We used a specific outreach strategy for their Twitter account.
We would look for people actively talking about wings or being hungry on Twitter.
We’d see if we could verify that they were in the local area, and if so, we’d engage with them from Wingstop’s account.
In this digital marketing case studies example, a local tweeted that they were hungry.

We replied to them from the WingStop account and said, “It’s time to defeat that hunger!” with a mouth-watering picture of their wings and fries.
The user tweeted back and said, “I’ll make a stop today! Omg. It looks so good!”
In a massively automated world, there’s still something to be said for personal, one-on-one engagement.
This is especially when you pair that with an enticing food photo that makes you hungry on the spot.
But for small businesses, and especially local businesses – restaurant or not – engagement methods like this can do a lot for your:
- brand awareness,
- brand recall, and
- customer loyalty.
Case Study #5: Embroidery Store
The next company on our list of digital marketing case studies is The Embroidery Store which is a wholesaler for embroidery supplies.
They have a wide range of products and are known as the leading supplier of embroidery supplies to the commercial embroidery industry.
They came to us after failing to realize profitable sales via Google ads on their own.
Our ads produced 99 conversions which resulted in over $15,000 in revenue for them, so let’s look at how we did it.

We ran ads for different keywords based on different products, again using different match types as well.

These were the top-performing ads that sent people directly to their shop page.

One thing that’s important to note about PPC campaigns is that you’re putting them in front of people who you know ( are at least somewhat interested)…
…because they’re actively searching for a high-intent keyword that’s related to what you offer.
That’s what we did with their ad group here to help them find their niche target audience.
In the ad, you have a limited amount of character space to work with, and for search campaigns, in particular, there is no image.
So you usually want to get right to the point and that’s what our ads did here: “Embroidery Supplies. High quality, low prices.”
Our client spent $5,731.82 on these ads and made a 162.41% return on investment with $15,040.66 in revenue.
Case Study #6: Talijah Waajid
The next one on our list of real digital marketing studies belongs to Taliah Waajid.
This brand is a natural hair care specialist, a master cosmetologist, and a manufacturer…
…of the first complete line of natural and chemical-free hair care products.
Her brand offers hair care products that are specifically created and formulated for naturally curly, coily, kinky, and wavy hair textures.
Taliah Waajid reached out to us to help them with their social media management.
We generated 54,874 fans for them, over 263,000 total engagements, and over 146,000 video views at $0.01 per view.

So let’s look at how we did it.
Similar to Mototrax’s social media campaign , we ran multiple ad campaigns for Taliah to accomplish these different objectives.
We generated her Facebook fans (or page likes) at $0.16 per Facebook fan,
Her post-engagement at anywhere from 1 cent to $0.004 per engagement, which is very low, and her video views at 1 cent per view.

But you can’t just throw some ads up on social media and expect these kinds of results. The magic ingredient was in our planning.
We broke our strategy down into 5 phases.
- Research of Competitors and Customers
- Development of Content and Growth Strategy
- Implementation of Content and Follower Strategy
- Measure and Reporting and
- Optimization Lifecycle
The short version is that we found and targeted her ideal prospects, built a connection with them, and created engaging content…
…to keep them coming back to her page and brand for more.
Case Study #7: The Handkerchief Shop
Next on our list of digital marketing studies is the Handkerchief Shop.
They are a small business that produces custom handkerchiefs for weddings.
The shop has expanded its embroidery options over time so that customers can fully personalize their products.
They came to us to optimize and improve their search engine rankings.
They started with 185 first-page rankings, and we helped them get to 314 first-page rankings.
They even outranked Etsy here for the keyword “custom handkerchief”.

So how did we do it?
We performed thorough keyword research to see which search queries were being used most by their target audience.
Then, we helped them add hundreds of new Google keywords and rise to first page rankings for over 300 of their total keywords.
So again, you can see we’re working with a client that has a specific offering and target market, which is why utilizing SEO works so well here.
The key in this campaign was to be diligent in our keyword research and ensure we were going after industry-relevant keywords…
…while also following Google’s best practices.
If you don’t know, there are actually unethical ways to perform SEO. It’s called black hat SEO.
Black hat SEO is a way to perform SEO in a way that violates the search engine’s policies.
And if the search engine catches you doing it, it is catastrophic for your campaign and business, to put it bluntly.
White hat SEO is what’s considered a search-engine-approved series of SEO tactics that you can follow.
We want to mention it because if you’re adding keywords to your website to rank higher, you don’t want to perform what’s called keyword stuffing.
This is where:
“keywords are loaded into a web page’s meta tags, visible content, or backlink anchor text in an attempt to gain an unfair rank advantage in search engines.”
But we’re going to talk about this a little bit more in the next case study so let’s go ahead and move on to our last case study of the day,
Case Study #8: Egyptian Magic
Moving on to the last on our list of digital marketing case studies is Egyptian Magic.
This is a multi-purpose skin cream product made of all-natural ingredients.
Now if you read our top Facebook ad examples post, you’ve seen us talk about this client in that post as well.
But we’re mentioning them here again because we did more than just Facebook ads for them.
We also performed SEO and organic social media management.
For SEO, we helped them achieve 53 first-page rankings.

While for social media management, we helped them acquire 67,233 total new followers across all their platforms.

And if you missed it in our other post, we helped them generate $10,062 in revenue from their social media ads.

They began with 0 first-page rankings, so how did we get them to have 53?
Our main strategy was blog creation.
We wrote blogs for them, and in doing so, we added 1,500 new Google keywords to their content.
As a result, they saw greater visibility with these efforts and started continually yielding more organic traffic and sales.
So what we wanted to mention here from the last example about keyword stuffing is that…
…your content should be equally written for your audience as much as it’s written for Google.
You don’t want to just stick keywords everywhere for the sake of sticking them there- that’s a quick way to be flagged by Google.
What you do want to do is research to see which keywords are being commonly searched by your audience, and create blogs around those topics.
Make sure that your blogs are just as helpful and valuable to your audience as they are optimized for Google.
A lot of times, we see business owners making the mistake of only focusing on one or the other.
- Social Media Management
Now for their social media management strategy, we did a few things to engage their target market.
Get Exclusive Marketing Tips!
We researched their audience and found that their consumers are influenced by and care about an aesthetically pleasing Instagram feed.
So, we would send our client a mockup of what their Instagram feed would look like with our content for the month prior to publishing.

Now, we sent this to them in a Google doc because we were also planning out the copy, hashtags, stories, and more alongside the images.
But if you want a quick and easy way to plan your own Instagram feed, you can download free apps like Preview.
We also reposted consumers’ posts of their Egyptian Magic photos…

…where they had tagged us to further encourage brand awareness and other customers to tag them in their posts.
And lastly, we boosted posts and ran giveaways to further drive post engagement and brand awareness.

This paired with the social advertising strategy that we covered in our other post that helped them to continually find and convert new customers.
And that about wraps up our 8 digital marketing case studies! We know it was a long post but we hope it was helpful to you.
If you want results like these, don’t hesitate to get in touch with our digital marketing agency today. 17
Leave a Reply Cancel Reply
Your email address will not be published. Required fields are marked *
Save my name, email, and website in this browser for the next time I comment.
If you want our team to handle your marketing for you and drive sales for your business, book a call!

WEBINAR: Triple Your Sales through Digital Marketing
- (+84)91.9009.319 - Tư vấn khóa học
- (+84)90.9466.918 - Tư vấn dịch vụ
- [email protected]

Search Engine Optimization
- Dịch vụ SEO
- Dịch vụ SEO TPHCM
- Dịch vụ SEO Hà Nội
- Dịch vụ tư vấn SEO
- Bảng giá SEO
Thiết kế Website
- Dịch vụ Thiết kế Web chuẩn SEO
- Dịch vụ Duy trì Wordpress
- Dịch vụ Tối ưu chuyển đổi
- Bảng giá Thiết kế Website
Digital Marketing
- Marketing Online trọn gói
- Facebook Ads
- Email Marketing
- Đào tạo SEO
- Khóa học SEO
- Khóa Newbie
- Inbound Marketing
- Facebook Marketing
- Kinh nghiệm thiết kế web

Case Study là gì? 7 bước viết Business Case giúp tăng tỉ lệ chuyển đổi
Chắc hẳn bạn đã từng nghe Case Study là gì nhưng bạn đã thật sự hiêu về nó?
Case study là cách tuyệt vời để chuyển đổi lead thành khách hàng thực sự. Công cụ này sẽ xây dựng uy tín cho thương hiệu . Chứng minh sản phẩm của bạn có thể giải quyết vấn đề của người dùng. Và cho khách hàng tiềm năng thấy họ sẽ được trải nghiệm những gì khi sử dụng dịch vụ của bạn.
Nhưng cụ thể khái niệm Case Study là gì ? Trong bài viết này, tôi sẽ giải đáp cho bạn.
Tuy nhiên, một format content cho Case Study hiệu quả cần đáp ứng những yếu tố sau đây.
- Thể hiện rõ sản phẩm của bạn là giải pháp tốt nhất. Có nhiều ý kiến trái ngược nhau về việc nên hay không bán sản phẩm qua content. Trong trường hợp Case Study này, câu trả lời là có.
- Lời hứa, cam kết về hiệu quả sản phẩm của bạn phải được chứng minh bằng kết quả thực tế để không ai có thể phủ nhận.
- Không phải trường hợp nào cũng có viết thành Case Study. Bài blog rất đại trà nhưng câu chuyện khách hàng thì hiếm khi nào trùng lặp lại.
Nói thì dễ nhưng để kết hợp những yêu cầu đó cần tốn chút thời gian và công sức. Tất cả bí kíp sẽ được bật mí trong bài viết dưới đây:
- Tất tần tật những điều cần biết Case Studies là gì (hay Business Case là gì) để nghiên cứu hiệu quả
- 7 bước đơn giản để tạo Case Study từ đầu đến cuối
- Nhiều ví dụ về Case Study và Template tha hồ chọn lựa
Case Study là gì?
Case Study là bảng phân tích một dự án, chiến dịch hoặc công ty trong đó làm rõ hoàn cảnh, đề xuất giải pháp, hành động cụ thể và xác định những yếu tố quyết định thành bại.

Case study được định dạng nội dung như thế nào trong Marketing ?
Case study thường được format dưới dạng:
- PDF download: hình thức này có thể nói là phổ biến nhất
- Trang web: Website công ty thường thêm phần này vào câu chuyện khách hàng
- Slidedeck: Slide thuyết trình cũng có thể hiệu quả trong trường hợp này
- Video: Nếu có thể, quay một video chất lượng cao cũng là ý tưởng không tồi
Dù sao thì nội dung bên trong vẫn có chức năng quan trọng hơn hình thức. Về nội dung, bạn nên đảm bảo các yếu tố sau:
- Title hoặc Headline: Phần này nên tóm tắt thông tin liên hệ về khách hàng, vấn đề họ gặp phải và những gì đạt được.
- Tóm tắt: Thường dài 1-2 đoạn để tóm tắt nội dung case study.
- Khó khăn hay thách thức: Họ có gặp phải vấn đề gì trước lúc đạt được mục tiêu?
- Giải pháp: Công ty và sản phẩm của bạn đã giải quyết vấn đề hay đem lại lợi ích gì cho khách hàng?
- Kết quả: Tốt nhất là dùng con số cụ thể để chứng minh
7 Bước viết Case Study ứng dụng làm Content Marketing cho doanh nghiệp
Sau khi nắm rõ khái niệm Case Study là gì rồi, chắc hẳn bạn sẽ quan tâm cách để triển khai case study làm Content Marketing cho việc kinh doanh.
Để tôi giải thích cụ thể cho bạn.

Bước 1: Tìm kiếm đối tượng mà Case Study hướng tới
Nếu bạn hiểu Case Study là gì thì Bước đầu tiên của mọi quá trình viết Case Study là quyết định bạn muốn viết về đối tượng nào. Đó có thể là tổ chức kinh doanhcủa bạn hoặc khách hàng.
3 yếu tố cần cân nhắc:
- Khách hàng dùng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn nhiều bao nhiêu?
- Họ có nhận được trải nghiệm tích cực hay có một câu chuyện đáng nhớ không?
- Trước đây họ có từng dùng sản phẩm của đối thủ rồi mới tìm đến bạn không?
Để có được thông tin này, hãy:
- Trao đổi với đội ngũ sales xem có khách hàng tương lai nào sẵn sàng tham gia không?
- Hỏi bộ phận chăm sóc khách hàng xem họ có tiếp nhận khách hàng nào đặc biệt không?
- Dò hỏi từ khách hàng mới gần đây xem có ứng viên tiềm năng nào mua hàng từ bạn không?
Bước 2: Cần sự đồng ý của khách hàng trước khi viết Case Study về họ
Nếu bạn muốn dùng câu chuyện của khách hàng trong Case Study, bạn cần phải hỏi ý kiến của họ và được họ đồng ý.
Viết sẵn thư xin phép
Nếu cần tạo nhiều Case Study thì bạn nên viết sẵn thư xin phép khách hàng để tiết kiệm thời gian. Trong thư cần nói rõ:
- Case Study sẽ được thực hiện như thế nào?
- Khách hàng sẽ nhận được gì từ Case Study?
Một số trường hợp còn phải yêu cầu khách hàng kí vào giấy cam kết là cho phép công ty được sử dụng thông tin của họ nhằm tránh những tranh chấp về sau.
Bước 3: Gửi khách hàng bảng câu hỏi sơ bộ
Sau khi khách hàng đồng ý tham gia Case Study, bạn nên tiến hành lập bảng câu hỏi sơ bộ. Bảng câu hỏi này sẽ cung cấp thông tin cần thiết để định hình câu chuyện trong Case Study.

Một số câu hỏi như:
- Vấn đề bạn gặp phải khi chưa dùng dịch vụ của chúng tôi là gì?
- Tại sao bạn lại chọn dịch vụ bên chúng tôi thay vì đối thủ?
- Dịch vụ của chúng tôi giải quyết vấn đề của bạn như thế nào?
- Mục tiêu của doanh nghiệp bạn là gì?
- Bạn có sẵn sàng chia sẻ dữ liệu, số liệu để chứng minh cho thành quả của mình không?
Bạn có thể thay đổi câu hỏi tùy theo cách người dùng sử dụng sản phẩm để lấy được câu trả lời hoặc câu nói đáng giá đưa vào nghiên cứu.
Và những câu hỏi phác thảo đó cũng là một cách để hiểu rõ đối tượng khách hàng doanh nghiệp đang nhắm đến. Từ đó xây dựng nên một chiến lược Marketing hiệu quả đối với doanh nghiệp.
Bước 4: Định dạng câu hỏi phỏng vấn cho Case Study
Sau khi khách hàng điền xong bảng câu hỏi sơ bộ, tiếp đến bạn sẽ lựa chọn và liệt kê những câu hỏi phỏng vấn.
Câu hỏi phỏng vấn chất lượng sẽ mang về thông tin chất lượng để dùng trong Case Study. Hãy nhớ rằng khách hàng rất bận rộn nên bạn không thể hỏi quá chi tiết nhiều lần.
Dựa trên câu trả lời từ bảng câu hỏi ban đầu, bạn có thể đánh giá và phát triển các câu hỏi khác để có thêm thông tin. Sau đây là 25 câu hỏi thường được dùng trong phỏng vấn.
Tiếp cận khách hàng
Đây là 5 câu hỏi quen thuộc bao gồm:
- Lĩnh vực của công ty bạn là gì?
- Bạn đã dùng sản phẩm/dịch vụ của chúng tôi trong bao lâu?
- Quá trình kinh doanh của bạn như thế nào?
- Nhóm/công ty bạn có bao nhiêu người?
- Mục tiêu của nhóm/cty bạn là gì?
Vấn đề họ gặp phải khi viết Case Study là gì
Người tham gia đóng góp vào Case Study chắc chắn đã gặp phải vấn đề nào đó trước khi tìm đến công ty của bạn để tìm kiếm giải pháp mới.
Vì vậy hãy giúp khách hàng nhận rõ vấn đề của họ bằng 5 câu hỏi:
- Lần đầu tiên nhóm bạn nhận ra có vấn đề là khi nào?
- Những giải pháp bạn từng thử trước khi đến với chúng tôi là gì?
- Vấn đề của bạn phát sinh đột ngột hay phát triển theo thời gian?
- Làm thế nào nhóm của bạn quyết định cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài?
- Những yếu tố khiến vấn đề thêm rắc rối?
Những yếu tố giúp họ đưa ra quyết định
Biết được yếu tố nào giúp khách hàng chọn bạn không chỉ là thông tin quý giá đối với doanh nghiệp mới tiềm năng mà còn giúp bạn xác định nên đăng những loại thông tin nào sẽ thu hút người dùng.
- Bạn đã đọc hay xem thông tin nào để ảnh hưởng đến quyết định của mình?
- Bạn đã cân nhắc yếu tố nào khi tìm kiếm giải pháp?
- Và bạn đã tìm đến những công ty nào khác trước đó (nếu có)?
- Bạn đã thuyết phục nhóm thay đổi ý kiến chọn công ty chúng tôi như thế nào?
- Điều gì khiến bạn chốt quyết định chọn kinh doanh với công ty của chúng tôi?
Sản phẩm/Dịch vụ của bạn đã giúp khách hàng như thế nào?

Trao đổi với khách hàng và hỏi họ giải pháp của bạn đã giúp họ giải quyết vấn đề trước đó như thế nào.
- Sản phẩm/dịch vụ nào đã giải quyết vấn đề của bạn?
- Sản phẩm/dịch vụ chúng tôi đã thay thế phần nào trong quá trình làm việc hiện tại của bạn?
- Loại sản phẩm/dịch vụ của chúng tôi đã đơn giản hóa những công việc nào cho bạn?
- Bạn đã tiết kiệm được bao nhiêu thời gian?
- Sản phẩm/dịch vụ của chúng tôi đã giảm bớt những công việc nào cho bạn?
Họ đã dùng sản phẩm của bạn như thế nào?
Câu hỏi này sẽ xóa bớt những nghi ngại của khách hàng mới về sản phẩm
- Nhóm của bạn ứng dụng sản phẩm vào công việc dễ dàng như thế nào?
- Quá trình làm quen với sản phẩm mới như thế nào rồi?
- Bạn đã áp dụng cách nào khi chưa đổi qua chọn sản phẩm của chúng tôi?
- Khó khăn bạn gặp phải khi thay đổi là gì?
- Bạn có lời khuyên nào dành cho những ai đã và đang sử dụng sản phẩm của chúng tôi?
Kết quả họ đạt được là gì?
Kết quả nói lên tất cả, vậy tại sao không đề cập những con số cụ thể vào Case Study? Đừng quên là bạn không thể gom hết tất cả số liệu mình có. Hãy dùng 5 câu hỏi sau:
- Sau khi dùng sản phẩm của chúng tôi thì thời gian hoàn thành công việc được đẩy nhanh bao nhiêu?
- Chúng tôi đã giúp bạn đạt được mục tiêu như thế nào?
- Bạn có thấy được sự tăng trưởng vượt bậc trong số liệu không?
- Hiệu suất của bạn thay đổi thế nào kể từ khi sử dụng sản phẩm của chúng tôi?
- Kết quả tích cực bạn nhận thấy là gì?
Bước 5: Đặt lịch phỏng vấn
Bạn đã xác định xong đối tượng và chuẩn bị xong câu hỏi phỏng vấn? Bước tiếp theo còn đợi gì mà không lên kế hoạch phỏng vấn.

Đầu tiên là hẹn ngày phỏng vấn, sau đó chọn hình thức phỏng vấn.
- Điện thoại: nhớ xin phép khách hàng cho dùng app ghi âm điện thoại
- Video call: Nếu là Mac, dùng Quicktime sẽ tiện hơn nhiều, nếu là Windows, bạn có thể dùng Skype.
- Gặp trực tiếp: Nếu khách hàng sống cùng khu vực thì đây là cách dễ dàng và riêng tư nhất.
Sau khi bạn và khách hàng thỏa thuận xong thời gian và địa điểm, hãy chuẩn bị sẵn sàng vật dụng như máy ghi âm hay giấy ghi chú (tất nhiên dùng máy ghi âm sẽ tiện và chính xác hơn rất nhiều)
Bước 6: Viết Case Study
Sau khi thu thập đầy đủ thông tin, giờ đã đến lúc tập hợp tất cả lại rồi điền vào Template Case Study.
Phần đầu tiên của các Case Study thành công là Title phải thật hấp dẫn, bao gồm tên khách hàng và logo của họ. Subhead cũng nên ngắn gọn và bao gồm thông tin về sản phẩm khách hàng dùng để giải quyết vấn đề.
Title chất lượng cần:
- Làm rõ đối tượng Case Study là ai
- Giải thích những gì đã làm
- Dẫn chứng số liệu kết quả
Tóm tắt dài khoảng 2-3 đoạn mô tả câu chuyện của khách hàng. Bạn cũng có thể thêm số liệu để chứng minh hiệu quả của Case Study.
Đối tượng trong Case Study là ai?
Tiếp theo cần xác định đối tượng trong Case Study. Ở phần này, bạn sẽ viết lại thông tin thu thập được từ bảng câu hỏi sơ bộ đầu tiên.
Vấn đề họ gặp phải
Trong phần này, bạn nên viết 2-3 vấn đề nghiêm trọng nhất của người tham gia Case Study. Bạn có thể tóm tắt thử thách mà họ gặp phải cũng như mục tiêu trước đó.
Bạn đã giúp họ như thế nào
Phần này sẽ trình bày giải pháp mà khách hàng sử dụng là gì, đồng thời nên nêu rõ những thay đổi mà bạn đã mang lại.
Quá trình và kết quả
Phần cuối của Case Study là quá trình kể từ khi khách hàng bắt đầu dùng dịch vụ của bạn. Đó có thể là quá trình họ đạt được mục tiêu hay có sự thay đổi trong số liệu …
Sử dụng hình ảnh trong Case Study
Hình ảnh sẽ giúp Case Study của bạn thêm thú vị và dễ đọc hơn. Dù là sơ đồ, logo hay hình chụp thì hình ảnh cũng sẽ tạo ra sự khác biệt đáng kinh ngạc. Bạn có thể sử dụng Canva để hỗ trợ phần này.
Bước 7: Quảng bá cho Case Study
Giờ bạn đã hoàn thành xong Case Study và khách hàng cũng đã duyệt bài. Đã đến lúc ra mắt Case Study cho mọi người cùng biết thông qua:
- Xây dựng một trang web quản lý tất cả Case Study và Testimonial.
- Thêm Case Study và Email Campaign
- Tạo chiến dịch trên mạng xã hội
Điểm tuyệt vời nhất của Case Study là dễ dàng kết hợp với các chiến lược Marketing khác.
Bonus: 7 tips viết Case Study khiến khách hàng thêm yêu mến doanh nghiệp bạn!
#1. thêm vào actionable insight.
Theo bạn, cách viết Case Study là gì thì được xem là hiệu quả? Để tôi cho bạn lời giải đáp. Một số ý tưởng hay có thể đưa vào Case Study là thông tin liên hệ hay hình ảnh trước và sau khi sử dụng sản phẩm. Tuy nhiên không phải khách hàng nào cũng nhận thấy rõ sự khác biệt từ hình ảnh này.
Do đó để khách hàng hiểu rõ hơn về giải pháp của bạn sẽ phù hợp với vấn đề của riêng họ, bạn cần cung cấp một số Actionable Insight vào case study. Những Insight này sẽ khiến nội dung mang tính tương tác và có giá trị đối với khách hàng tiềm năng. Suy nghĩ về những câu hỏi sau:
- Khách hàng có được gì sau cả quá trình?
- Khách hàng cần chuẩn bị gì khi chưa áp dụng phương pháp của bạn?
- Những bước để tiến hành phương pháp của bạn là gì?
- Những điều cần lưu ý trước lúc quyết định chọn phương pháp của bạn?
Bạn có thể thêm những câu hỏi này hoặc những câu tương tự vào quá trình phỏng vấn để chia sẻ thêm một số insight.
#2. Kết hợp nhiều loại content khác nhau
Cách người dùng tiếp nhận và ghi nhớ thông tin từ nghe và đọc là hoàn toàn khác nhau. Vì vậy dùng nhiều dạng content trong Case Study không chỉ giúp mọi người ghi nhớ và hiểu nội dung tốt hơn mà tạo tương tác tốt hơn.
- Dùng hình ảnh (chẳng hạn hình ảnh khách hàng để minh họa câu chuyện)
- Thêm video về sản phẩm trong quá trình sử dụng
- Video Testimonial
- Thêm bảng, biểu đồ, sơ đồ để tạo dữ liệu về hình ảnh
- Dùng infographic để cung cấp nhiều thông tin nhưng vẫn rất bắt mắt
Hình ảnh là chìa khóa tạo nên Case Study thành công. Kết hợp hình ảnh với thông tin, khách hàng sẽ nhớ được 65% thông tin nhiều ngày sau đó trong khi nếu Case Study toàn chữ thì còn số này chỉ có 10%.

Case Study cũng được share nhiều hơn nếu có hình ảnh liên quan, chất lượng như Infographic bởi bản thân Infographic được xem và chia sẻ nhiều hơn gấp 3x so với các loại content khác. Đây là cách để tăng độ phổ biến của Case Study.
#3. Nhấn mạnh vào vấn đề và giải pháp
Bên cạnh câu chuyện và hình ảnh, bạn cần đảm bảo các phần quan trọng của một Case Study.
- Đầu tiên là nhấn mạnh vào khó khăn ban đầu của khách hàng bao gồm mục tiêu và mong muốn họ đạt được khi chọn mua sản phẩm/dịch vụ.
- Tiếp theo làm nổi bật những tính năng của sản phẩm/dịch vụ có thể đem lại giải pháp kinh doanh tốt nhất giúp khách hàng đạt được mục tiêu của họ.
#4. Dẫn chứng bằng số liệu
Mọi thông tin trong Case Study phải có bằng chứng để tăng độ tin cậy và giúp mô tả quá trình sản phẩm/dịch vụ của bạn đã giúp khách hàng thành công. Tuy nhiên một số thông tin liên hệ cần giữ bí mật danh tính cho khách hàng.
Đừng chỉ nói suông là “tăng chuyển đổi của khách hàng lên XXX%” mà hãy đưa ra con số, hình ảnh, biểu đồ trước và sau để khách hàng dễ dàng so sánh.
#5. Trình bày dễ hiểu
Dù bạn chọn độ dài hay định dạng gì cũng phải trình bày sao cho dễ dàng lướt đọc nội dung.

Kể cả là bài viết dài, Case Study chuyên sâu công phu thì cũng phải định dạng hợp lý và kết hợp các loại hình content để tránh nhàm chán và khó đọc.
#6. Sắp xếp mạch nội dung hoàn hảo
Dù tôi khuyến khích các bạn tự do sáng tạo cấu trúc và mạch nội dung của Case Study nhưng bạn cũng cần tuân thủ một số lưu ý để Case Study đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất.
Trong đó bạn nên đảm bảo khiến khách hàng cảm thấy vui vẻ, dùng câu chuyện để thuyết phục người đọc và thu hút sự chú ý của họ.
Dưới đây là dàn ý tiêu biểu cho các case study mà tôi thường áp dụng:
- Tập trung vào khách hàng: Đặt mọi sự chú ý vào khách hàng – đừng phí thời gian nói về sản phẩm của bạn.
- Thách thức: Chia sẻ những giai đoạn khách hàng đã trải qua và họ xử lý vấn đề như thế nào, kể cả những phương pháp trước đó họ từng thử.
- Khám phá: Khách hàng tìm ra bạn như thế nào và chuẩn bị kể về bạn giải quyết khó khăn của họ ra sao.
- Giải pháp: Đây là cơ hội để bạn quảng cáo sản phẩm mà không sợ quá thô hay lộ liễu.
- Thực hiện: Sản phẩm dùng như thế nào? Nảy sinh những vấn đề nào? Khách hàng sử dụng sản phẩm và vượt qua những khó khăn gì?
- Kết quả: Đây là phần bạn “khoe” thành quả như con số, dữ liệu và thành quả thu được so với đầu tư. Thể hiện thật rõ sản phẩm đã xử vấn đề của khách hàng như thế nào.
#7. Thúc đẩy và quảng bá cho Case Study
Sau khi viết xong Case Study, đừng để nó một xó trong website rồi mong sẽ có người vào đọc được. Case Study là vũ khí lợi hại trong chiến lược Marketing và cần được quảng cáo như các nội dung khác:
- Trực tiếp chia sẻ Case Study dưới nhiều góc nhìn
- Làm nổi bật Case Study trong Series Autoresponders (tự động trả lời email gửi tới)
- Đăng Case Study lên kênh xã hội để kể câu chuyện thành công của khách hàng
- Chèn liên kết đến Case Study đầy đủ vào Testimonial trên website
- Tạo một trang riêng cho Case Study
Có thể nói, Case Study là một trong những loại hình content hiệu quả nhất không chỉ giúp bạn chứng minh thực lực doanh nghiệp, mà còn thu hút được những khách hàng tiềm năng đến với sản phẩm, dịch vụ của công ty.
Hy vọng sau bài viết này, bạn không chỉ hiểu Case Study là gì (hay Business Case là gì ) mà cả cách thực hiện chúng không còn là cơn ác mộng đối với bạn. Nếu có bất kì vấn đề hay thắc mắc nào, hãy để lại câu hỏi ở phần bình luận nhé.
Tham khảo bài viết:
- Case Study: Cách thống trị Google Map hàng loạt từ khóa 2019
- Tổng hợp kiến thức về cách tạo Anchor text – Case Study GTV SEO
- Topic cluster là gì ? 7 bước triển khai Topic cluster cho website 2019
- Growth hacking là gì ? Bí quyết thành công của nhiều startup trẻ 2019
- 4P Trong Marketing là gì ? Ví dụ về marketing 4P và Case Study thực tế
- 3 Yếu Tố Quan Trọng Quyết Định Thành Công Trong Seo 2019

Tôi là Đỗ Bình Nguyên, hiện là Marketing Manager tại GTV SEO, chịu trách nhiệm cho việc lên chiến lược thúc đẩy và triển khai các chiến dịch Marketing Tổng thể nhằm thúc đẩy doanh số 2 mảng Dịch vụ SEO và Đào tạo SEO tại GTV. Với kiến thức và kinh nghiệm Marketing tổng thể, tôi hy vọng kiến thức tôi chia sẻ mang lại giá trị hữu ích thúc đẩy chiến dịch Marketing của doanh nghiệp bạn.
Bình luận đã bị đóng.

CHIẾN DỊCH MARKETING LÀ GÌ ? VÌ SAO CẦN THỰC HIỆN CHIẾN DỊCH MARKETING?
Bạn đang xem: Chiến dịch marketing là gì
Vậy liệu bạn có hiểu đúng về khái niệm chiến lược marketing là gì (hay Marketing Strategy là gì)? Và làm thế nào để xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả?
Cùng xem ngay bài viết!
Chiến lược marketing là gì?
Chiến lược marketing là một kế hoạch tiếp thị tổng thể giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu tiếp cận đến nhiều người dùng hơn. Đồng thời chuyển đổi họ trở thành khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Các chiến lược marketing của doanh nghiệp thường bao gồm:
Tầm quan trọng của chiến lược marketing

Nếu xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm mới hiệu quả sẽ mang lại:
Và, không khó để xây dựng được các cách marketing hiệu quả cho riêng mình, dưới đây là 5 bước xây dựng chiến lược marketing hiệu quả bạn cần nắm.
5 Bước xây dựng chiến lược marketing hiệu quả 2023
1. hiểu rõ khách hàng mục tiêu.
Để xây dựng chiến lược marketing, bạn cần xác định đối tượng khách hàng mà bạn đang nhắm tới. Bạn sẽ nhận lại được những khoản lợi nhuận từ việc đầu tư nếu chiến lược marketing của bạn tập trung vào khách hàng.
Để đạt được điều này, bạn phải tạo thói quen cho người mua. Bằng cách tạo thói quen cho người mua, bạn chắc chắn sẽ tiếp thị tới những người thực sự quan tâm đến những gì mà bạn cung cấp.
Hãy hình dung những khách hàng lý tưởng của bạn trông như thế nào. Bắt đầu đưa ra những chi tiết và tạo danh sách nhân khẩu học của những khách hàng mục tiêu. Responsive Inbound Marketing đưa ra những câu hỏi chủ yếu liên quan đến khách hàng mục tiêu. Và giúp bạn có thể phác thảo thói quen người mua.
Xây dựng thói quen khách hàng là một phần trong kế hoạch marketing. Nó không đơn thuần là chỉ liệt kê nhân khẩu học của khách hàng mục tiêu.
Bạn cần hiểu rõ insight khách hàng mục tiêu của mình, thậm chí là hiểu rõ như những người bạn với nhau. Có thể hẹn nhau đi chơi vào mỗi dịp cuối tuần. Nếu chúng ta có thể tương tác với họ như những người bạn của mình, họ sẽ rất ngạc nhiên.
Một trong những sai lầm lớn nhất mà bạn có thể mắc phải khi tạo thói quen người mua chính là đưa ra các giả định. Hãy bắt đầu tạo ra một bảng câu hỏi và phỏng vấn mọi người. Sau đó bạn sẽ nhận lại được dữ liệu thực tế. Đôi khi những giả định có thể khiến chúng ta sai lầm nghiêm trọng.
Bạn có thể dễ dàng xác định thói quen của người mua bằng cách xem xét tất cả các khách hàng hiện tại mà bạn có thể có. Phỏng vấn họ trong vòng 10 phút hoặc đưa ra một khảo sát đơn giản. Có thể phỏng vấn những người không phải là khách hàng của bạn nhưng họ phù hợp với hồ sơ khách hàng mục tiêu của bạn.
Tìm cách khuyến khích để mọi người trả lời phỏng vấn của bạn. Có thể đưa ra những sản phẩm được giảm giá hoặc miễn phí. Mục tiêu cuối cùng vẫn là tìm hiểu xem họ thực sự nghĩ gì khi họ nhìn thấy cửa hàng của bạn.
Bạn càng dành nhiều thời gian để phát triển thói quen người mua thì càng dễ có được chiến lược Marketing Online hiệu quả . Khi bạn xác định được khách hàng mục tiêu thì chính là lúc bạn chuyển qua bước tiếp theo để xây dựng chiến lược marketing kinh doanh.
2. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Chẳng có doanh nghiệp nào tồn tại mà không có đối thủ cạnh tranh. Trừ khi thương hiệu của bạn là duy nhất trong thị trường ngách vô cùng đặc biệt. Chắc chắn rằng bạn sẽ thấy mỗi đối thủ có những ý tưởng riêng để thu hút được khách hàng.
Tham khảo bài viết: Xây dựng thương hiệu gói gọn chỉ trong 11 bước!
Nếu bạn không đủ ngân sách để xây dựng đội ngũ marketing in-house thì đừng lo lắng, GTV ở đây để cho bạn chiến lược tổng quan và hiện thực hóa mục tiêu đảm bảo doanh thu cho doanh nghiệp bạn. Tham khảo Dịch vụ Marketing Online của GTV SEO ngay hôm nay!
Dịch vụ khác của GTV: Dịch vụ email marketing
Đó là lý do tại sao việc nghiên cứu marketing của đối thủ lại quan trọng như thế. Bạn không thể sao chép những thứ của đối thủ, nhưng bạn có thể:
Bạn sẽ tìm hiểu sâu chiến lược social media marketing của đối thủ. Tìm hiểu các tài khoản truyền thông xã hội của đối thủ mọi lúc mọi nơi.
Nếu bạn không có mối quan hệ thực sự tốt với những đối thủ khác trong lĩnh vực của bạn. Thì bạn nên dành thời gian để nói chuyện và trao đổi các cách marketing hiệu quả , các cơ hội của mình. Điều này giúp bạn có được những sự góp ý cũng như điều tra được đối thủ cạnh tranh.
Để tìm hiểu về những kênh marketing mà đối thủ của bạn đang sử dụng, bạn nên gặp trực tiếp và khảo sát khách hàng của họ.
Bạn có thể thực hiện điều đó bằng Mention, công cụ giám sát phương tiện truyền thông xã hội. Nó cho phép bạn nhanh chóng quét website và tìm ra các đối thủ trực tuyến và trên phương tiện truyền thông xã hội.
Bạn có thể phân tích các cuộc hội thoại trực tuyến đang diễn ra về đối thủ cạnh tranh. Cũng như cộng đồng trực tuyến đang được hình thành xung quanh họ.
Xem xét những cuộc trò chuyện và bạn sẽ tìm ra những sản phẩm mà khách hàng đang mua. Cách mà họ tìm kiếm sản phẩm cũng như trải nghiệm sản phẩm của họ là tích cực hay tiêu cực. Tìm hiểu những chương trình khuyến mại mà đối thủ đưa ra trên phương tiện truyền thông xã hội.
Một công cụ khác được sử dụng để theo dõi chiến lược Marketing Online của đối thủ chính là Moz’s Open Site Explorer
Bản thân GTV khi triển khai dịch vụ SEO HCM cũng thường sử dụng Open Site Explorer để kiểm tra xem đối thủ của mình đang làm gì với chiến lược SEO của họ. Công cụ Moz cho phép bạn tìm kiếm những external link mà đối thủ của bạn có được. Điều này giúp bạn có được cái nhìn sâu sắc về chiến lược nội dung của họ. Thậm chí là những nội dung có khả năng sẽ được quảng cáo trực tuyến.
Bạn có thể tìm hiểu các trang đầu của họ và những nội dung phổ biến. Hãy sử dụng những thành công của họ để giúp có được ý tưởng và cảm hứng cho chiến lược xây dựng liên kết.
Bạn có thể đăng ký email nhận thông báo các chương trình từ đối thủ cạnh tranh để phân tích chiến lược marketing email. Điều này vừa giúp bạn có được cái nhìn sâu sắc về cách quảng cáo sản phẩm qua công nghệ email marketing của đối thủ vừa có được cái nhìn cận cảnh về kế hoạch tổng thể của họ.
Bạn có thể tìm hiểu xem họ có thực sự giới thiệu sản phẩm hay không. Nếu có, hãy xem xét cách mà họ giới thiệu nó. Hoặc nếu họ đang cố thu hút sự quan tâm cho sản phẩm tương tự như của bạn. Hãy quan sát xem họ thực hiện điều đó như thế nào.
Tất nhiên là bạn có thể sử dụng rất nhiều công cụ và phương pháp khác để nghiên cứu đối thủ cạnh tranh. Những thông tin giá trị thu thập được sẽ giúp bạn có những ý tưởng tốt để bắt đầu chiến dịch cho riêng mình.
3. Lựa chọn các kênh marketing
Có rất nhiều cách để truyền đạt thông điệp marketing của bạn với khách hàng tiềm năng.
Bạn cần lưu ý rằng, muốn kênh Marketing phát triển thì bạn phải có quy trình để theo đó mà tiến lên. Cũng như GTV SEO đã vượt KPI các dự án SEO nhờ vào quy trình SEO chuẩn. Chính vì vậy, khách hàng rất hài lòng với kênh SEO của họ sau khi GTV hoàn thành xong dự án.
Sử dụng cách nào đi chăng nữa thì bạn cần tìm ra các kênh marketing mà bạn nên sử dụng. Để biến đối tượng xem thành khách hàng tiềm năng và sau đó là khách hàng thực sự.
Có thể nhắm vào mọi nhóm đối tượng cùng một lúc và áp dụng cách tiếp cận Scattergun (hoặc Shotgun , tức không nhắm vào một nhóm đối tượng nào cụ thể) sẽ rất hấp dẫn. Nhưng cách tiếp cận đó sẽ làm lãng phí nguồn tài nguyên quý giá trên các kênh không được đảm bảo hoạt động hiệu quả.
Để có được lợi nhuận từ việc đầu tư như mong muốn từ chiến lược marketing 4p, bạn phải đưa ra các quyết định mang tính chất thông báo về những kênh cung cấp những cách tốt nhất để tiếp cận khách hàng mục tiêu.
Đừng nỗ lực đầu tư vào một kênh nào đó chỉ vì bạn cảm thấy bạn nên sử dụng nó. Sẽ mất chút thời gian để tìm ra các kênh marketing phù hợp. Do đó, đừng quá căng thẳng nếu bạn không thể tìm ra nó ngay lập tức.

Cách tiếp cận tốt nhất để tìm ra kênh phù hợp cho chiến lược tiếp thị chính là chia tất cả các kênh tiềm năng thành 3 phần: Media tự xây dựng, media lan truyền và media trả tiền quảng cáo.
Mỗi loại phương tiện trên đóng vai trò quan trọng trong chiến lược digital marketing. Bạn cần kết hợp cả 3 cái để bao quát hết cơ sở marketing của bạn.
Nguyên tắc chung là tuân theo tỷ lệ 2:1:1 khi bạn bắt đầu marketing chiến lược của mình:
Tham khảo bài viết: Marketing Online là gì ? Bức phá doanh thu với 6 giải pháp Marketing Online đỉnh cao 2021!
Phương tiện truyền thông tự xây dựng là các kênh bạn có toàn quyền kiểm soát và quản lý. Bao gồm danh sách email, website hay các blog của bạn. Về cơ bản, bất kỳ nội dung nào bạn xuất bản đều được xem là phương tiện truyền thông tự xây dựng.
Website của GTV có kênh Blog bao gồm các kiến thức về Marketing, Digital Marketing hay các bài hướng dẫn về SEO được xuất bản và cập nhật liên tục. Nhờ phương tiện truyền thông tự xây dựng này mà người dùng biết đến GTV nhiều hơn, dần dần GTV được xem như là một chuyên gia trong lĩnh vực.
Khi có ít nhất 2 kênh truyền thông tự xây dựng, bạn không cần phải phụ thuộc vào bất cứ nền tảng nào khác để quảng bá thương hiệu của bạn. Media tự xây dựng chính là phần thiết yếu trong chiến lược digital marketing.
Hãy thiết lập 2 kênh truyền thông tự xây dựng mà bạn muốn tập trung khi nhắc đến chiến lược marketing của riêng bạn.

Những điều cần lưu ý khi mua tên miền website
Media lan truyền đề cập đến việc khách hàng tiếp xúc nội dung của bạn một cách tự nhiên từ nguồn bên ngoài. Chẳng hạn như những bài đăng của những website khác, nỗ lực SEO của bạn hay bất kỳ loại báo chí nào khác.
Với phương tiện truyền thông lan truyền những gì bạn làm là bám vào marketing truyền miệng. Bạn quảng bá nội dung thông qua các ấn phẩm khác. Và sử dụng sức ảnh hưởng của chúng để tiếp cận khách hàng tiềm năng của bạn.
Chuyên gia Gini Dietrich cho rằng:
“Media lan truyền là một trong những cách Marketing Online hiệu quả về chi phí để tăng sự nhận diện thương hiệu. Và nếu nó hoạt động hiệu quả thì có thể dẫn đến việc tăng doanh số”
Cho dù là tập trung xây dựng mối quan hệ đối tác với các Influencer hay xây dựng mức độ ảnh hưởng của bạn với các bài đăng của khách, hãy xác định ít nhất một kênh media lan truyền mà bạn có thể sử dụng để tiếp cận khách hàng đối tượng của mình.
Xem thêm: Học cách viết chữ ký tên mình siêu chất chỉ với 5 bước dễ như ăn kẹo
Phương tiện truyền thông trả phí quảng cáo là cách mà bạn tạo ra nhiều lượt tiếp cận cho các media tự xây dựng và có nhiều media lan truyền hơn.
Mặc dù có thể quản lý kiểm soát media trả phí quảng cáo nhưng bạn chắc chắn không muốn phải chi quá nhiều tiền cho việc này. Điều đó sẽ không mang lại kết quả như bạn mong muốn.
Cách tốt nhất để tìm kiếm media trả phí quảng cáo hiệu quả chính là phải tự đặt ra ngân sách và cùng một lúc thử các nền tảng khác nhau. Sau một vài tuần thử nghiệm, bạn sẽ tìm ra được kênh hoạt động hiệu quả tốt nhất.
4. Chia nhỏ phễu bán hàng
Cách tốt nhất để giúp bạn có được các cách marketing hiệu quả, tìm ra những chiến thuật và các kênh Marketing Online chính là chia nhỏ phễu bán hàng của bạn.
Mọi phễu bán hàng đều có format AIDA: Thu hút, Sở thích, Mong muốn và Hành động.
Dưới đáy của phễu này là những người hoàn toàn không chú ý đến thương hiệu của bạn. Và bạn muốn tìm cách để thu hút nhận thức và sự quan tâm của họ. Sau đó, bạn cần tìm cách để biến họ thành khách hàng tiềm năng bằng cách tạo ra sự mong muốn. Cuối cùng là bạn sẽ tận dụng mong muốn bằng cách yêu cầu họ thực hiện một hành động nào đó. Có thể là đăng ký địa chỉ email hay mua sản phẩm nào đó.
Chia nhỏ từng kênh đã chọn để tập trung vào marketing chiến lược và vạch ra customer journey (hành trình mua hàng của khách hàng) thông qua phễu bán hàng của bạn.
Chia nhỏ hành trình của khách hàng giúp bạn tìm ra những điểm yếu trong phễu bán hàng. Nhờ đó, bạn có thể chỉnh sửa phễu bán hàng của mình đi đến giai đoạn hành động cuối cùng.
5. Thiết lập mục tiêu marketing SMART
Có thể bạn đã hiểu được cốt lõi của chiến lược marketing là gì rồi. Bây giờ, cùng tìm hiểu thành công đó có ý nghĩa như thế nào đối với bạn.
Bạn muốn có nhiều khách hàng hơn nhưng bạn muốn xác định mục tiêu của mình hẹp hơn điều đó. Bạn không thể biết chiến lược marketing hiệu quả là như thế nào? Thành công ngay lần đầu tiên là gì?
Một số ví dụ về những mục tiêu marketing không hiệu quả:
Những mục tiêu marketing trên thực sự không tốt, đồng thời cũng không khả thi. Chúng thiếu tính cụ thể và thiếu các bước hành động. Tệ nhất là không có cách nào để theo dõi hoặc đo lường chúng.
Do đó, bạn nên tạo ra mục tiêu Marketing SMART, đại diện cho:
Nói cách khác, mục tiêu marketing cần cụ thể, có thể đo lường, có thể đạt được, có liên quan và thêm deadline để thực hiện
Bằng cách đặt ra mục tiêu marketing SMART, bạn có thể đảm bảo rằng mục tiêu marketing phù hợp với mục tiêu kinh doanh của bạn. Rất dễ để theo dõi chúng. Cả nhóm của bạn có thể sử dụng những số liệu cụ thể để theo dõi mức độ thành công của chiến dịch marketing.
Bằng cách tạo ra mục tiêu marketing như thế, bạn có thể hình dung được những gì cần làm. Cũng như đảm bảo rằng chiến lược marketing được tập trung và luôn đi đúng hướng. Xây dựng chiến lượng Marketing Online vững chắc chính là điểm thiết yếu dẫn đến sự thành công cho công việc kinh doanh của bạn.
Cho dù sản phẩm hay dịch vụ thương mại của bạn tốt đến đâu nhưng nếu khách hàng không biết đến nó thì bạn cũng sẽ chẳng có doanh thu. Khách hàng không tự nhiên mà biết đến bạn. Do đó, bạn phải tìm cách thu hút sự chú ý của họ. Phát triển chiến lược marketing đỉnh cao giúp bạn có được định hướng cũng như biết được những việc cần làm.

Các loại hình chiến lược marketing cơ bản
Marketing đại trà.
Marketing đại trà hướng đến phạm vi thị trường cực rộng, thường sẽ không phân khúc thị trường để đánh vào một phân khúc nào đó mà sẽ theo đuổi tất cả luôn. Theo đó, khi một doanh nghiệp thực hiện chiến lược này đồng nghĩa là họ chấp nhận bỏ tính khác biệt của từng phân khúc thị trường, sản phẩm/dịch vụ của họ phục vụ mọi đối tượng, bao phủ toàn bộ thị trường.
Chiến dịch Marketing là gì? Chiến lược Marketing là yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển của một doanh nghiệp, tổ chức. Vậy Chiến dịch Marketing là gì? Điều gì tạo nên thành công cho những chiến dịch Marketing ấy? Cùng mua.edu.vn Media tìm hiểu qua bài viết sau đây!
Chiến dịch Marketing là gì?
Chiến dịch Marketing (marketing campaign) là một chương trình nhằm quảng bá sản phẩm hoặc thương hiệu.
Một chiến dịch marketing có thể được diễn ra trên nhiều phương tiện truyền thông khác nhau, như: quảng cáo trên truyền hình, báo chí, poster, billboard ads, print ads, quảng cáo trên website , mạng xã hội…
Các chiến dịch marketing có vai trò quan trọng trong việc cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường. Chúng cũng là công cụ hiệu quả để tiếp cận một phân khúc thị trường nhất định.
Marketing campaign giúp thúc đẩy nhận thức của người dùng về thương hiệu và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi cũng như doanh số bán hàng một cách hiệu quả.
5 case study về các chiến dịch marketing thành công nổi bật
“share a coke” của coca-cola.

Khi nói về các chiến dịch marketing thành công bậc nhất lịch sử, chúng ta không thể bỏ qua “Share a Coke” của Coca-Cola.
Năm 2011, Coca-Cola đã biến một chiến dịch marketing online vốn bắt đầu ở Úc trở thành một hiện tượng toàn cầu. Theo đó, logo và tên thương hiệu Coca-Cola trên nhãn các chai nước sẽ được thay thế bằng 250 tên người phổ biến nhất.
Việc sở hữu một chai nước ngọt có in tên của mình đem lại một cảm giác thích thú và có phần “tự hào” cho người dùng. Nhưng chưa dừng ở đó, chia sẻ một chai nước có in tên của người khác, nhất là những thành viên gia đình như cha mẹ, ông bà… còn mang lại nhiều ý nghĩa sâu sắc hơn.
Vì lẽ đó, chiến dịch “Share a Coke” thành công rực rỡ ngoài mong đợi. Hình ảnh chai Coca-Cola xuất hiện ở khắp các bài đăng, bài chia sẻ mạng xã hội. Khoảng 76000 hình ảnh chai Coca-Cola đã được chia sẻ trên mạng xã hội, tỷ lệ tiêu thụ sản phẩm của Coca-Cola tăng thêm 7% và lượng truy cập và website của hãng tăng 870%.
“Đi Về Nhà” của Honda

“Đi về nhà” là một marketing campaign vô cùng thành công của Honda Việt Nam. Thương hiệu đến từ Nhật Bản đã thể hiện sự thức thời, “bắt trend” vô cùng hiệu quả trong chiến dịch này.
Như rất nhiều chiến dịch quảng bá khác, “Đi Về Nhà” cũng kết hợp quảng bá với MV ca nhạc để tăng khả năng tiếp cận đại chúng. Tuy nhiên, Honda đã rất khôn ngoan khi hòa vào dòng nhạc Rap vốn đang rất hot do ảnh hưởng từ gameshow Rap Việt.
“Đi Về Nhà” có sự góp mặt của 2 ca sĩ nhạc Rap đình đám nhất lúc bấy giờ là Đen Vâu và Justa Tee. Chỉ với tên của 2 ca sĩ này thôi cũng đã đủ thúc đẩy một bộ phận rất đông người dùng xem MV.
Đó là chưa kể đến việc “Đi về nhà” là một bài hát ngày Tết mang nhiều ý nghĩa. Nội dung bài hát xoay quanh ước muốn đoàn tụ gia đình ngày Tết; lời lẽ tuy đơn sơ nhưng mang lại cảm giác ấm áp, hạnh phúc, khiến con người ta háo hức được “về nhà”.
Sau 4 ngày ra mắt, MV “Đi Về Nhà” đã đạt vị trí top 2 “Trending” trên You Tube với gần 18 triệu lượt xem. Chiến dịch này đem lại thành công vang dội cho Honda Việt Nam, cho thấy họ đã có một sự kết hợp vô cùng tuyệt vời giữa “viral” và những giá trị truyền thống được tôn vinh.
“Pepsi Mang Tết Về Nhà” của Pepsico Việt Nam

Bắt đầu từ năm 2020, “Pepsi Mang Tết Về Nhà” là chiến dịch marketing mục tiêu thường niên của Pepsico Việt Nam.
Thành công của “Pepsi Mang Tết về nhà” nằm ở chỗ đây không chỉ là quảng bá mà là một chương trình hỗ trợ sinh viên, công nhân nghèo về quê ăn Tết. Bằng những tấm vé xe, vé tàu lửa, vé máy bay của mình, Pepsi đã thực sự giúp “mang Tết về nhà” cho những hoàn cảnh khó khăn, nhất là những người bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19.
Gần đây nhất, “Pepsi Mang Tết về nhà” năm 2022 đã có được những kết quả vô cùng ấn tượng. Tổng cộng có 3290 vé bao gồm 540 vé máy bay, 2475 vé ô tô, 275 vé tàu… đã được trao tận tay những người cần chúng. Ngoài ra, Pepsi còn kêu gọi gây quỹ hỗ trợ “mang Tết về nhà” cho sinh viên và người lao động nghèo thông qua ví điện tử Zalo Pay.
Với việc đã thực hiện được liên tục trong 3 năm và với những giá trị quá thiết thực của mình, không có lý do gì “Pepsi mang Tết về nhà” sẽ không được tiếp tục trong tương lai.
“Lắc Xì” của MOMO

Một campaign marketing khác cũng rất đình đám trong dịp Tết đến Xuân về chính là “Lắc Xì” của MOMO. Chương trình đã được MOMO thực hiện liên tục trong nhiều năm và mỗi năm lại có những sự đầu tư mạnh mẽ hơn.
Theo đó, “Lắc Xì” 2022 có số lượng quà tặng “khủng” với 10 bao lì xì trị giá 10 triệu/bao, 100 phần quà 0.5 chỉ vàng, hơn 270 triệu các thẻ quà tặng, mã giảm giá và hàng triệu bao lì xì tiền mặt v.v… Tổng giá trị phần thường lên đến hơn 300 tỷ đồng.
Do đó, cũng chứng kiến lượng người chơi kỷ lục: 12 triệu người chơi với hơn 300 triệu lược lắc trong xuyên suốt thời gian sự kiện. Cùng với đó là sự kết hợp với các nhà tài trợ thuộc mọi lĩnh vực tài chính, ăn uống, du lịch, dịch vụ, đi lại,…
“Lắc Xì” của MOMO với chiến lược gamification (trò chơi hóa) luôn có những trò chơi, hoạt động thú vị như “MOMO Jump”, “So Tài Đoán Kẹo”,… đáp ứng nhu cầu giải trí đa dạng ngày Tết. Song song đó, các hoạt động luôn khuyến khích tương tác, rủ rê bạn bè và người thân tham gia, vừa tăng niềm vui xã hội vừa giúp tiếp cận đến nhiều người dùng hơn.
“Mãi Bên Nhau Bạn Nhé” của Acecook Việt Nam

Nhân dịp kỷ niệm 25 năm, Acecook Việt Nam đã đưa ra chiến dịch marketing “Mãi bên nhau bạn nhé” với một video ca nhạc cùng tên. Đó là một bài hát về tình bạn gắn bó cùng và cùng với những gói mì ăn liền đặc trưng của Acecook.
Hầu hết các chương trình quảng cáo khác của các nhãn hàng Acecook đều xoay quanh nội dung gia đình, sự ấm áp khi dùng bữa cùng người thân, bạn bè. “Mãi bên nhau bạn nhé” cũng tận dụng mô típ đó nhưng đưa cảm xúc trở nên càng gần gũi, mộc mạc hơn nữa.
Nhân vật trong lời bài hát xưng hô với nhau bằng “tao, mày”, tuy “thô nhưng rất thật”, như một đôi bạn thân trong thực tế cuộc sống. Do đó, bài hát đem lại một cảm giác rất thân thương, rất dễ để đồng cảm, ai nghe qua cũng cảm thấy có 1 phần tuổi thơ của mình ở trong đó.
Bên cạnh đó, lời bài hát và nhất là câu “mãi bên nhau bạn nhé” đã trở thành một meme cực kỳ thịnh hành trên mạng xã hội, là cái để các bạn bè lấy ra chia sẻ và chọc ghẹo lẫn nhau.
Bằng cách lồng ghép thông điệp “cùng người dùng gắn bó như đôi bạn thân” vào MV ca nhạc hấp dẫn và gây nghiện, Acecook đã tạo nên một chiến dịch marketing vô cùng thành công.
Hiện nay, thị trường cạnh tranh gay gắt với rất nhiều mặt hàng thực phẩm ăn liền trong nước và cả những thương hiệu nổi tiếng ngoài nước. Chiến dịch này giúp giữ vững hình ảnh thương hiệu thực phẩm ăn liền lâu đời và phổ biến bậc nhất Việt Nam, trong cả nhận thức của những người trẻ tuổi.
Trên đây là phân tích của chúng tôi về chiến dịch marketing là gì? và các case study nổi bật. 5 ví dụ trên là rất ít so với số lượng vô vàn các marketing campaign trong lịch sử. Nhưng từ đó cũng có thể thấy được sự đa dạng, phức tạp và tầm ảnh hưởng quan trọng của một chiến dịch marketing. Liên hệ ngay với mua.edu.vn Media để được tư vấn về chiến dịch marketing cho doanh nghiệp của bạn.

Copyright © 2022 mua.edu.vn Liên hệ - Giới Thiệu - Nội Quy - Bảo Mật
- AMIS Kế toán Quản lý kế toán
- MISA SME 2022 Quản lý kế toán (offline)
- MISA meInvoice Hóa đơn điện tử
- MISA eSign Dịch vụ chữ ký số
- MISA mTax Dịch vụ Thuế điện tử
- MISA Bankhub Kết nối ngân hàng điện tử
- MISA ASP Nền tảng kế toán dịch vụ
- MISA Lending Kết nối vay vốn doanh nghiệp
- AMIS aiMarketing Automation Marketing
- AMIS Bán hàng Quản lý bán hàng
- AMIS Khuyến mại Quản lý khuyến mại
- MISA eShop Quản lý bán lẻ
- MISA CukCuk Quản lý nhà hàng, quán cafe
- AMIS Tuyển dụng Quản lý tuyển dụng
- AMIS Thông tin nhân sự Hệ thống thông tin nhân sự
- AMIS Chấm công Quản lý chấm công
- AMIS Tiền lương Quản lý tiền lương
- AMIS BHXH Bảo hiểm xã hội điện tử
- AMIS Thuế TNCN Phần mềm kê khai Thuế TNCN
- AMIS Công việc Quản lý công việc
- AMIS Quy Trình Quản lý quy trình
- AMIS Ghi chép Ghi chép & lưu trữ tài liệu
- AMIS Mạng xã hội Mạng xã hội doanh nghiệp
- AMIS Tài sản Quản lý tài sản
- AMIS Phòng họp Quản lý phòng họp
- AMIS WeSign Ký tài liệu số
- AMIS Customize
- Chợ ứng dụng
- Quản trị doanh nghiệp hợp nhất
- Quản trị nhân sự toàn diện
- Quản trị Sales & Marketing
- Gói giải pháp tài chính kế toán toàn diện
- Văn phòng số
- Câu chuyện khách hàng
- Báo chí nói về AMIS
- Được giới thiệu
- Hàng tồn kho
- Huy động vốn
- Lập, soát xét báo cáo tài chính
- Quản lý dòng tiền
- Đọc hiểu báo cáo tài chính
- Kế toán quản trị
- Tổ chức bộ máy kế toán
- Kế toán thuê ngoài
- Nhập môn kế toán
- Quy trình luân chuyển chứng từ
- Quy định kế toán
- Lộ trình nghề nghiệp
- Học kế toán máy
- Marketing – bán hàng
- Quản lý nguồn nhân lực
- Quản lý – điều hành
- Hợp đồng số
- Chuyển đổi số
- Tài liệu – eBooks
- Học từ chuyên gia
- Trắc nghiệm chuyên môn
- Lịch hội thảo
- Hướng dẫn sử dụng
- Lịch đào tạo miễn phí
- Chat hỗ trợ trực tuyến
- Tổng đài hỗ trợ
- Hotline Mua Hàng

- Góc nhìn/Opinion
- Inbound Marketing
- Quản trị Marketing

Phân tích chiến lược Marketing của Apple – “Ông lớn” ngành công nghệ
23,573
Apple là một trong những “ông lớn” trong ngành công nghệ với số lượng lớn khách hàng trung thành và tin dùng các sản phẩm của thương hiệu này. Để đạt được thành công như hiện nay phải kể tới các chiến lược marketing đỉnh cao của Apple. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về chiến lược Marketing của Apple qua bài viết dưới đây.
Giới thiệu tổng quan về Apple
Apple hay Apple Inc. là tập đoàn về công nghệ của Mỹ được Steve Jobs, Steve Wozniak và Ronald Wayne thành lập vào tháng 4 năm 1976, có trụ sở chính tại Cupertino, California. Tập đoàn này được thành lập vào ngày 01/014/1976 dưới tên Apple Computer, Inc., sau đó mới được đổi tên thành Apple Inc. vào đầu năm 2007. Apple đang là một trong những tập đoàn công nghệ lớn nhất trên thế giới hiện nay.

Các dòng sản phẩm nổi bật của Apple bao gồm điện thoại thông minh iPhone, máy tính bảng iPad, máy tính xách tay Macbook, máy tính cá nhân Mac, máy nghe nhạc di động iPod, đồng hồ thông minh Apple Watch, máy phát đa phương tiện kỹ thuật số Apple TV, tai nghe không dây AirPods, tai nghe AirPods Max và loa thông minh HomePod.
Phần mềm của Apple bao gồm hệ điều hành macOS, iOS, iPadOS, watchOS và tvOS, trình phát đa phương tiện iTunes, trình duyệt web Safari.
Từ một công ty không mấy tên tuổi, bằng những chiến lược M a rketing và chiến lược kinh doanh hiệu quả của mình cũng như sự phá cách trong thiết kế và sản phẩm chất lượng cao, Apple đã vươn lên trở thành một thương hiệu nổi tiếng được cả ngành công nghệ biết đến và vô cùng ngưỡng mộ.
- Chiến lược marketing là gì & Các chiến lược Marketing phổ biến nhất
- Chiến lược kinh doanh là gì & Cách xây dựng hiệu quả nhất hiện nay
- USP là gì trong marketing? 6 bước xây dựng USP sản phẩm thành công
Phân tích chiến lược Marketing của Apple
Apple trở nên thành công và nổi tiếng trên thế giới như hiện nay một phần quan trọng nhờ vào các chiến lược Marketing sáng tạo và hiệu quả. Vậy các chiến lược Marketing thành công của Apple là gì?
Chiến lược khác biệt hóa – Tập trung vào cải thiện chất lượng sản phẩm
Chiến lược khác biệt hóa là định vị sản phẩm một cách độc đáo, khác biệt so với đối thủ cạnh tranh mà sự khác biệt đó phải được khách hàng cảm nhận được và mang lại lợi ích cho họ. Sự khác biệt đó có thể thể hiện thông qua thiết kế hoặc danh tiếng sản phẩm, đặc tính của sản phẩm hay dịch vụ, các chính sách hỗ trợ sản phẩm,.…
Các doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào lợi thế cạnh tranh, tiềm lực tài chính và sự sáng tạo của doanh nghiệp để lựa chọn những yếu tố quyết định sự khác biệt của sản phẩm.
Đối với các sản phẩm của Apple, từ các máy tính Macbook đến các máy nghe nhạc iPod, các thiết bị di động iPhone và iPad, Apple đã tận dụng USP (Unique Selling Proposition – điểm bán hàng độc nhất) của mình là hệ điều hành chính hãng iOS hay Mac để nhắm mục tiêu một phần của thị trường tiêu dùng và gửi một thông điệp mạnh mẽ rằng các sản phẩm của hãng vượt trội hơn hẳn so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Nhìn chung, Apple đã sử dụng chiến lược khác biệt hóa bằng các cách như sau.
Đột phá trong thiết kế sản phẩm

Apple đã làm cho sản phẩm của mình mang lại sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh bằng thiết kế sản phẩm một cách khác biệt. Các sản phẩm công nghệ iPod, iPhone, iPad của hãng không hề có những tính năng mới và nổi bật ngay từ những ngày đầu mới ra mắt mà chủ yếu là đến từ thiết kế của sản phẩm.
Ví dụ như chiếc iPod của Apple không phải chiếc máy nghe nhạc được phát minh ra đầu tiên nhưng sản phẩm này của Apple lại được yêu thích bởi thiết kế sản phẩm đẹp như một món trang sức cho người sử dụng. Hay chiếc iPad với thiết kế sang trọng, mỏng, nhẹ là những thứ làm khách hàng nhớ đến Apple.
Phát triển hệ điều hành chính hãng
Thay vì sử dụng hệ điều hành Window như các hãng máy tính khác, Apple sử dụng hệ điều hành Mac cho các dòng máy tính Macbook của mình. Hệ điều hành này được nhiều người sử dụng trở thành người ủng hộ trung thành của sản phẩm bởi sự tao nhã cùng với đó là tính bảo mật cao, dễ sử dụng và ổn định.
Điều này cũng được Apple khai thác ở chiếc điện thoại iPhone, iPad với hệ điều hành iOS. Hệ điều hành iOS với RAM dung lượng cao giúp điện thoại và máy tính bảng của Apple hoạt động tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh dùng Android.

Chiến lược định giá sản phẩm khác biệt
Một yếu tố khác trong chiến lược khác biệt hóa của Apple bắt nguồn từ chiến lược định giá sản phẩm của công ty. Người đồng sáng lập Apple, Steve Jobs đã tìm cách tạo ra một sản phẩm với mức giá cao tương xứng với mức chất lượng của nó trong khi vẫn duy trì mức lợi nhuận cao.
Mặc dù các sản phẩm của Apple có giá cao hơn so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường nhưng khách hàng vẫn sẵn lòng chi trả và đầu tư để mua sản phẩm do sản phẩm chất lượng cao và trải nghiệm người dùng tốt. Chiến lược định giá này ngược lại với các nhà sản xuất máy tính xách tay, máy tính bảng và điện thoại di động khác khi họ đưa ra các thiết bị có chi phí thấp hơn.
- Chú trọng trải nghiệm khách hàng
Chú trọng vào trải nghiệm khách hàng cũng là một chiến lược Marketing khác của Apple.
Hiểu được tầm quan trọng của việc cung cấp trải nghiệm tích cực đến cho khách hàng, Apple đã thực hiện việc lên kế hoạch cho những chương trình trải nghiệm sản phẩm của Apple miễn phí để thu thập phản hồi, đánh giá từ khách hàng. Những chương trình như thế đều được đông đảo khách hàng tham gia và đóng góp những ý kiến hữu ích giúp “ông lớn” ngành công nghệ này có thêm định hướng phát triển sản phẩm tốt hơn.
Apple biết tận dụng sự tinh tế và tối giản khi tập trung hướng tới trải nghiệm khách hàng với các sản phẩm đều là kết hợp hoàn hảo giữa các hình thức Marketing với những gì mà khách hàng thật sự mong muốn và có nhu cầu. Apple luôn lấy khách hàng làm trung tâm trong các chiến lược Marketing của mình. Bởi họ hiểu dịch vụ khách hàng là yếu tố quyết định đến thành công và làm tăng doanh thu, lợi nhuận kinh doanh cho doanh nghiệp.
- Phát triển và kết nối cộng đồng người dùng

Một chiến lược Marketing của Apple hiệu quả đó là phát triển và kết nối cộng đồng người dùng.
Có một lý do vô cùng phổ biến như sau khi các khách hàng của Apple được hỏi vì sao họ lại chọn mua sản phẩm đến từ Apple, phần lớn khách hàng của Apple đều trả lời đó là tính kết nối với mọi người xung quanh.
Apple tạo ra một cộng đồng đủ lớn bao gồm những người dùng trung thành của họ. Với thông điệp kết nối người dùng, dù khách hàng có thể là bạn bè, đồng nghiệp, người thân hay thậm chí chỉ là những người hoàn toàn xa lạ với nhau, việc sở hữu và sử dụng thiết bị của Apple cũng giống như việc khách hàng đang có một người bạn tốt bên cạnh.
Bên cạnh đó, Apple có một hệ sinh thái rộng lớn có thể kết nối người dùng một cách hiệu quả. Bất kỳ ai sử dụng hệ điều hành Mac hay iOS của Apple cũng có thể dễ dàng chia sẻ thông tin, ảnh hoặc video đến người khác một cách dễ dàng.
Nội dung quảng cáo tập trung vào lợi ích của khách hàng

Các nội dung quảng cáo sáng tạo, tập trung vào lợi ích của khách hàng cũng là một chiến lược Marketing hiệu quả của Apple.
Trong các quảng cáo của thương hiệu, Apple đã loại bỏ hoàn toàn các thuật ngữ hay điều khoản rắc rối và các tính năng sản phẩm phức tạp, thay vào đó là những nội dung đơn giản, trực tiếp cũng như liên tục nhấn mạnh lợi ích và sự cần thiết của những tính năng mà riêng sản phẩm Apple mới có với khách hàng.
Nhờ có sự đơn giản trong các nội dung quảng cáo này mà Apple mang đến nhiều trải nghiệm cho khách hàng để cảm nhận sự khác biệt. Bên cạnh đó, việc tiếp thị không dừng lại ở quảng cáo, cung cấp thông tin và giá cả mà Apple còn giúp khách hàng hiểu và nhận ra những sản phẩm họ đang dùng có thể thực hiện nhiều tính năng có giá trị và giúp ích cho họ trong đời sống hàng ngày.

Chiến lược Marketing Mix của Apple theo mô hình 4P
Đóng góp vào thành công của thương hiệu Apple đó là việc triển khai các chiến lược Marketing theo mô hình Marketing Mix 4P hiệu quả. Vậy chiến lược Marketing mix của Apple theo mô hình 4P là gì?
Chiến lược Marketing Mix của Apple về sản phẩm (Product)

Các dòng sản phẩm của Apple rất đa dạng và hướng đến phân khúc thị trường cao cấp.
Một số dòng sản phẩm nổi tiếng của Apple có thể được kể đến như:
- Apple Watch
Bên cạnh những dòng sản phẩm trên, Apple cũng cung cấp các dịch vụ đi kèm khác như:
- Dịch vụ chăm sóc và bảo hành Apple Care: Dịch vụ cho phép người dùng có cơ hội được bảo trì, bảo dưỡng và chăm sóc sản phẩm của Apple với mức phí khác nhau.
- Dịch vụ lưu trữ đám mây: Lưu trữ dữ liệu và nội dung để Khách hàng có thể cập nhật thông tin cá nhân liên tục trên nhiều thiết bị của Apple và máy tính cá nhân.
- Dịch vụ thanh toán: Apple cung cấp các dịch vụ thanh toán sử dụng thẻ tín dụng Apple Card hoặc Apple Pay, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.
- Dịch vụ quảng cáo: Apple cho phép các bên thứ ba được kinh doanh trên nền tảng quảng cáo riêng của mình.
Dù Apple sản xuất và cung cấp rất nhiều loại sản phẩm khác nhau, Apple vẫn luôn chú trọng vào cải thiện và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Các sản phẩm của Apple được thiết kế, nghiên cứu kỹ lưỡng, đơn giản và thuận tiện trong quá trình sử dụng.
Đặc biệt, các sản phẩm của Apple đều mang tính sáng tạo, có độ bền và chất lượng cao. Hơn nữa, Apple cũng liên tục nâng cấp các sản phẩm và dịch vụ của mình để giúp tăng trải nghiệm của Khách hàng. Các sản phẩm của Apple đều được đồng bộ hóa dữ liệu, dẫn đến việc quản lý thông tin giữa các thiết bị trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn.
Chiến lược phát triển sản phẩm của Apple
Theo báo cáo Canalys, hơn 1/5 số điện thoại thông minh bán ra trên thế giới trong quý 4/2021 là iPhone. Với 22% thị phần, Apple đang chiếm vị trí dẫn đầu thị trường điện thoại thông minh toàn cầu.
Bên cạnh iPhone, các sản phẩm khác của nhà cung cấp này cũng lần lượt chiếm thị phần cao như iPad, Macbook, iPods,… Vị thế này đã cho thấy Apple đã có chiến lược phát triển hiệu quả và đúng đắn.
- Tập trung vào chất lượng sản phẩm
Có thể dễ dàng nhận thấy, tất cả sản phẩm của Apple đều được nhận xét có chất lượng cao. Đa số đều có tuổi thọ sử dụng phần cứng (pin,…) và chất lượng sử dụng phần mềm (độ mượt, treo,…) đều cao.
- Hệ sinh thái sản phẩm đầy đủ
Nhiều tín đồ Apple cho biết một trong những lý do họ quyết định trung thành với thương hiệu quả táo cắn dở là bởi vì hệ sinh thái sản phẩm đầy đủ.
Người dùng Apple có thể mua một, nhiều hoặc toàn bộ sản phẩm trong hệ sinh thái linh hoạt theo nhu cầu. Sự trải nghiệm về sản phẩm sẽ tăng lên khi khách hàng cùng sử dụng nhiều sản phẩm của Apple cùng lúc.
Trong hệ sinh thái sản phẩm Apple, các sản phẩm đều có sự liên kết với nhau. Người dùng chỉ cần một tài khoản iCloud để dùng cho tất cả các sản phẩm Apple. Khi chuyển từ sản phẩm này sang sản phẩm khác, dữ liệu trên iCloud cũng được đồng bộ, gia tăng độ hài lòng khi không cần sao chép hay di chuyển dữ liệu.
Bên cạnh đó, Apple luôn thiết kế cấu trúc giống nhau cho đa số sản phẩm của mình. Người dùng từ trẻ em đến người cao tuổi đều dễ dàng làm quen khi chuyển từ sử dụng iPhone sang iPad hoặc ngược lại bởi các vị trí như nút bấm tắt nguồn, âm lượng, camera đều được đặt cùng vị trí, thao tác & phím tắt trong quá trình sử dụng cũng tương đối giống nhau.
- Chất lượng đi cùng độ thẩm mỹ và tinh tế
Một điều làm nên tên tuổi của thương hiệu “quả táo cắn dở” nữa là ở mặt thẩm mỹ và tinh tế trên một sản phẩm. Apple luôn không ngừng ra mắt sản phẩm mới với thiết kế đơn giản nhưng không kém phần hiện đại, sang trọng.
Những bộ sưu tập trong cùng dòng sản phẩm thường gồm nhiều màu sắc khác nhau nhưng các màu sắc này luôn được người dùng ưa chuộng. Không những thế, Apple còn chú trọng đến thiết kế của vỏ hộp và các linh kiện đi cùng. Tất cả đều có tính đồng nhất cao và mang phong cách chung của Apple.

Chiến lược Marketing mix của Apple về giá (Price)
Apple luôn định giá sản phẩm một cách hiệu quả, phù hợp với những giá trị mà sản phẩm của Apple đem lại cho khách hàng. Vậy chiến lược Marketing của Apple về giá là gì?
Các sản phẩm của Apple đều có xu hướng đắt tiền, thuộc nhóm hàng cao cấp và mang biểu tượng địa vị sang trọng. Apple nắm rất rõ tâm lý của khách hàng, luôn đổi mới công nghệ liên tục để tìm cách làm hài lòng khách hàng.
Một số chiến lược giá nổi bật của Apple bao gồm các chiến lược sau:
Định giá sản phẩm Premium (Premium Pricing Strategy)
Chiến lược định giá Premium là chiến lược định giá sản phẩm cao cấp. Với chiến lược này, doanh nghiệp định giá sản phẩm của họ cao để thể hiện rằng sản phẩm có giá trị cao, sang trọng hoặc cao cấp. Định giá Premium tập trung vào giá trị được cảm nhận của sản phẩm hơn là giá trị thực tế hoặc chi phí sản xuất.
Định giá Premium là một chức năng quan trọng của sự nhận biết thương hiệu và cảm nhận về thương hiệu. Các thương hiệu áp dụng chiến lược định giá này được biết đến với việc cung cấp các giá trị cao cấp thông qua sản phẩm của họ. Đó là lý do tại sao họ được định giá cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác. Ví dụ, ngành thời trang cao cấp và công nghệ thường được định giá bằng cách sử dụng chiến lược này vì sản phẩm của họ có thể được cảm nhận như là sang trọng, độc quyền và hiếm có trên thị trường.
Do Apple là một thương hiệu cao cấp nên thương hiệu này đã sử dụng chiến lược định giá sản phẩm Premium. Đây là chiến lược về giá thường thấy của Apple khi các sản phẩm và dịch vụ của công ty đều được đặt giá ở mức cao nhất. Mặc dù giá thành của sản phẩm Apple cao hơn những sản phẩm khác, Apple vẫn sở hữu được một số lượng lớn khách hàng trung thành do có lợi thế về thương hiệu, sản phẩm chất lượng và bền cũng như đem lại trải nghiệm người dùng tốt.
Định giá sản phẩm theo giá trị (Value-Based Pricing Strategy)
Chiến lược định giá sản phẩm dựa trên giá trị là một chiến lược định giá chủ yếu dựa trên giá trị mà khách hàng cảm nhận được về sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Định giá theo giá trị là định giá tập trung vào khách hàng, có nghĩa là các doanh nghiệp định giá dựa trên mức giá mà khách hàng tin rằng giá bán đó phù hợp với giá trị mà sản phẩm cung cấp.
Định giá dựa trên giá trị khác với định giá theo chi phí, khi doanh nghiệp chủ yếu chú trọng vào chi phí sản xuất để định giá sản phẩm. Các doanh nghiệp cung cấp các tính năng hoặc dịch vụ độc đáo hoặc có giá trị cao sẽ phù hợp với chiến lược định giá sản phẩm theo giá trị hơn là các doanh nghiệp chủ yếu bán các mặt hàng hóa thông thường.
Do các dòng sản phẩm của Apple có giá trị cao trong cảm nhận của khách hàng nên giá thành của sản phẩm Apple cũng tương xứng với những giá trị mà nó đem lại. Bên cạnh đó, bất kỳ cải tiến sản phẩm và tính năng bổ sung nào của Apple được đưa ra cũng đều dựa trên mong muốn và nhu cầu của khách hàng.
Định giá sản phẩm theo tâm lý khách hàng (Psychology Pricing Strategy)
Chiến lược định giá theo tâm lý, đúng như tên gọi, đó là nhắm vào tâm lý của con người để thúc đẩy doanh số bán hàng của doanh nghiệp. Apple thường xuyên sử dụng hiệu ứng này khi định giá sản phẩm của mình để thu hút khách hàng mua sản phẩm.
Ví dụ: Theo “hiệu ứng 9 chữ số (9-digit effect)”, mặc dù một sản phẩm có giá 99,99 đô la về cơ bản là 100 đô la, khách hàng vẫn có thể xem đây là một mức giá tốt đơn giản chỉ vì người bán đã định giá sản phẩm với số “9” trong giá bán.
Đọc thêm: Top 10 chiến lược định giá được các thương hiệu ưa chuộng

Chiến lược Marketing mix của Apple về hệ thống phân phối (Place)
Apple có vô số các kênh bán hàng dùng để phân phối các sản phẩm của mình. Một vài kênh bán hàng chính của Apple có thể được kể như ở dưới đây:
- Chiến lược phân phối của Apple qua trang web
- Bán lẻ trực tuyến từ các trang web và các nhà bán lẻ điện tử khác
- Đại lý công ty
- Cửa hàng Apple
- Cửa hàng bán lẻ điện tử địa phương
Bên cạnh đó, Apple Inc. phân phối sản phẩm cho những người bán được ủy quyền. Apple có một mạng lưới các nhà phân phối trên khắp thế giới, những nhà phân phối này còn được gọi là đại lý của hãng.
Tại Việt Nam, Apple có hai nhà phân phối độc quyền chính thức đó là hai nhà mạng Vinaphone và Viettel. Ngoài ra có rất nhiều nhà phân phối bán lẻ trực tiếp cho khách hàng thông qua các nhà mạng như là các siêu thị điện máy: Nguyễn Kim,Thế giới di động, Viễn thông A, FPT….
Đối với hệ thống phân phối trong chiến lược Marketing của Apple, thương hiệu này có mạng lưới phân phối rộng khắp thế giới, giúp khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận và mua sản phẩm của hãng.
Đọc thêm : STP là gì? 4 bước xây dựng chiến lược STP Marketing tại đây: https://amis.misa.vn/26570/stp-la-gi/

Chiến lược Marketing mix của Apple về xúc tiến hỗn hợp (Promotion)
Thương hiệu Apple từ lâu đã được biết đến với các chiến dịch quảng cáo thông minh và hiệu quả, thu hút một số lượng lớn khách hàng và tăng độ nhận diện thương hiệu.
Một số chiến lược Marketing của Apple về xúc tiến hỗn hợp (Promotion) có thể được kể đến như:
Các chiến dịch quảng cáo khác biệt
Một trong những điều tạo nên thành công của Apple phải kể đến các chiến dịch quảng cáo khác biệt và độc đáo.
Khi nói đến chiến dịch đã làm nên tên tuổi của Apple và tạo đà cho thương hiệu này vươn lên trở thành một trong những tập đoàn về công nghệ lớn nhất, ta không thể không đề cập đến chiến dịch “Think Different” (“Nghĩ khác biệt”).
Đối với chiến dịch này, Steve Jobs và đội ngũ sáng tạo của mình đã sản xuất một đoạn phim quảng cáo và lựa chọn ra những người “điên rồ” nhất để cho vào đoạn phim quảng cáo của mình. Những người mà cách suy nghĩ khác biệt của họ đã làm thay đổi thế giới theo một chiều hướng nhất định. Apple tôn vinh họ như những nhân vật xuất chúng làm nên sự khác biệt.
Sau 12 tháng, thành công mà chiến dịch “Think Different” đem lại cho Apple bắt đầu trở nên rõ rệt hơn. Doanh số tăng vọt, cổ phiếu tăng gấp 3. Một năm sau ngày ra mắt chiến dịch, Apple tung ra iMac – hiện nay đã trở thành máy tính bán chạy nhất trong lịch sử.
Chiến dịch đã thành công với nhiều giải thưởng , bao gồm Emmy Award năm 1998 cho quảng cáo hay nhất và Grand Effie Award năm 2000 cho chiến dịch hiệu quả nhất ở Mỹ.
Đọc chi tiết hơn về chiến dịch “Think Different” của Apple tại bài viết : Giải mã chiến dịch “Think Different” làm nên tên tuổi của “ông lớn” ngành công nghệ Apple

Ít có những chính sách ưu đãi về giá
Trong chiến lược marketing của Apple họ tập trung vào đề xuất giá trị thay vì là giá. Vì vậy, Apple ít khi có những chính sách ưu đãi về giá. Thương hiệu này nhấn mạnh giá trị trong sản phẩm của mình và tập trung vào đó. Điều đó mang lại sự cạnh tranh rất lớn và giúp Apple luôn có đáp án thuyết phục cho câu hỏi: “Vì sao tôi lựa chọn bạn mà không phải đối thủ cạnh tranh?” từ phía khách hàng.
Apple luôn kiên định với cách định giá riêng của mình cho dù nó cao hơn nhiều lần so với đối thủ chính bởi họ tập trung tạo ra giá trị độc đáo của mình.
MISA AMIS aiMarketing – Bộ công cụ Marketing hợp nhất trên một nền tảng
- Nhà quản lý khó theo dõi hiệu quả các hoạt động marketing, khó đo đếm kết quả của từng kênh, hiệu suất nhân viên
- Nhân viên thì không có công cụ hỗ trợ triển khai các chiến dịch: vật lộn dựng landing page, không thể bắn chiến dịch email marketing với data lớn, ngày ngày làm báo cáo thủ công…
- Nhà quản lý dễ dàng theo dõi hiệu quả hoạt động của marketing, thể hiện qua hệ thống báo cáo đa chiều như tình hình doanh số, doanh số đem về theo sản phẩm, kênh nguồn, số lương & chất lượng các cơ hội kinh doanh/khách hàng tiềm năng…

Đăng ký dùng thử để nhận tài khoản trải nghiệm miễn phí trọn bộ công cụ của AMIS aiMarketing TẠI ĐÂY.

- Cung cấp công cụ giúp Nhân viên Marketing thực hiện các nghiệp vụ marketing: thu thập quản lý & lưu trữ thông tin khách hàng , xây dựng landing page , bắn email marketing hàng loạt, nuôi dưỡng khách hàng bằng workflow , làm báo cáo , Tự động chuyển khách hàng tiềm năng và Đồng bộ dữ liệu về khách hàng tiềm năng với bộ phận Sale

Apple là một trong những “ông lớn” trong ngành công nghệ với số lượng lớn khách hàng trung thành và tin dùng các sản phẩm của thương hiệu này. Để đạt được thành công như hiện nay, Apple đã triển khai những chiến lược Marketing hiệu quả như:
- Tập trung vào cải thiện chất lượng sản phẩm để tạo nên sự khác biệt
- Các chiến dịch quảng cáo nổi bật và độc đáo
Hy vọng qua bài viết này, anh/chị có thể hiểu hơn về các chiến lược Marketing của Apple và sử dụng kiến thức từ case study này để nghiên cứu các chiến lược marketing phù hợp với doanh nghiệp của mình.

23,574

CÔNG TY CỔ PHẦN MISA

- Đăng ký dùng thử
- Hỗ trợ khách hàng
- Tài liệu - eBooks
- Sự kiện - Webinar
- Khóa học trực tuyến
- Ứng dụng miễn phí
- Tài chính - Kế toán
- Marketing - Bán hàng
- Quản lý nhân lực
- Quản lý điều hành
- MISA AMIS - Giải pháp nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất
- MISA SME - Giải pháp phần mềm kế toán
- 5Food - Giải pháp tích điểm nhà hàng
- AMIS EDU - Giải pháp quản trị doanh nghiệp hợp nhất
- MISA ASP - Giải pháp kế toán dịch vụ
- MISA Bamboo - Giải pháp tổng hợp báo cáo tài chính
- MISA Bamboo.NET X1 2019 - Giải pháp tổng hợp báo cáo tài chính xã/phường
- MISA BANKHUB - Giải pháp kết nối ngân hàng điện tử
- MISA Bumas - Giải pháp quản lí ngân sách nhà nước
- MISA CukCuk - Giải pháp quản lí nhà hàng chuyên nghiệp
- MISA eShop - Giải pháp nền tảng quản lí bán hàng đa kênh
- MISA Falcon - Giải pháp báo cáo quỹ vì người nghèo
- MISA Hotich - Giải pháp quản lí hộ tịch
- MISA Lekima - Giải pháp quyết toán tài chính
- MISA meinvoice - Giải pháp hoá đơn điện tử
- MISA MIMOSA - Giải pháp kế toán hành chính sự nghiệp
- MISA MIMOSA X1 - Giải pháp tổng hợp báo cáo tài chính hành chính sự nghiệp
- Số thu chi MISA - Giải pháp quản lí sổ thu chi
- MSHOPKEEPER - Giải pháp quản lí bán hàng và cửa hàng
- MISA mTax - Giải pháp dịch vụ thuế điện tử
- MISA Panda - Giải pháp kế toán thi hành án dân sự
- MISA EMIS - Giải pháp quản lí giáo dục
- MISA QLTL - Giải pháp quản lí tính lương
- MISA QLTS - Giải pháp quản lý tài sản
- MISA SalaGov - Giải pháp quản lý tiền lương
- SISAP - Giải pháp học tập chủ động, mọi lúc mọi nơi, trên mọi thiết bị cho học sinh
- MISA Startbooks - Giải pháp nền tảng kế toán doanh nghiệp siêu nhỏ tuân thủ thông tư 132/2018/TT-BTC
- MISA FinGov - Giải pháp quản trị tài chính nhà nước

Copyright © 1994 - 2023 MISA JSC Thỏa thuận sử dụng | Chính sách bảo mật

Tên người dùng hoặc Địa chỉ Email
Tự động đăng nhập
- Lost Password?
- Search Search for:
Recap sự kiện Case Competition Conference – Phần 2: Trò chuyện với guest speaker về 4 cuộc thi UFLL, P&G CEO Challenge, L’Oréal Brandstorm, Nielsen Case Competition

Tiếp nối những thông tin quan trọng cơ bản của 4 cuộc thi: Unilever Future Leaders’ League, P&G CEO Challenge, L’Oréal Brandstorm, Nielsen Case Competition. Trong bài viết này, Tomorrow Marketers sẽ giúp bạn tìm hiểu những tiêu chí đánh giá của từng cuộc thi và những bí kíp chiến thắng và trở thành nhà vô địch của các cuộc thi Business Case này.
Đọc phần 1 tại đây: Tổng quan về 4 cuộc thi UFLL, P&G CEO Challenge, L’Oréal Brandstorm, Nielsen Case Competition
Bài viết này thuộc bản quyền của TM, các bạn vui lòng không sao chép, copy và copy nội dung mà không có sự cho phép của Tomorrow Marketers.
Phần 2. Tiêu chí đánh giá, bí quyết chiến thắng và tương tác, giải đáp thắc mắc với người tham gia
1. unilever future leaders’ league panel:.
Trong phần tương tác và giải đáp thắc mắc với người tham gia, có thể thấy cuộc thi UFLL vẫn là một trong những mối quan tâm rất lớn của nhiều bạn sinh viên. Số lượng câu hỏi dành cho chị Hương – đại diện đến từ Unilever Future Leaders’ League – là rất lớn, đi kèm với đó là chất lượng câu hỏi cũng rất hay và tập trung xoay quanh những vấn đề thường gặp của các bạn khi mới tiếp cận cuộc thi.

Câu hỏi 1: Chị Hương có thể chia sẻ cách để tiếp cận đề thi UFLL? Và với background Luật thì chị đã có sự chuẩn bị như thế nào?
Với xuất phát điểm là một sinh viên Luật, thực tế thì chị đi thi gần như không có kiến thức gì và hoàn toàn dựa vào bản năng. Nhưng điều mà chị nói chính là, dù chưa có kiến thức hay đã là chuyên gia trong ngành, bất kỳ ai khi đi thi đều phải bỏ rất nhiều công sức và đầu tư. Thắng cuộc hay phải dừng chân, những nỗ lực này chắc chắn sẽ đền đáp cho em, không bổ ngang thì sẽ bổ dọc mà.
Điều đầu tiên, để chuẩn bị để đi thi UFLL lần đó, chị đã phải học hỏi và research rất nhiều. Nếu các em lên Youtube search UFLL 2012, 2013, 2014 thì các em sẽ thấy có rất nhiều bài thi của các đội thi năm trước, đây là hình thức để upload bài dự thi của chương trình trong các năm này. Khi bắt đầu thi, team chị đã đọc hết tất cả những bài thi này, sau đó phân tích ra là bài đó có gì hay, bài đó có được đi sâu không và mình có thể học được gì từ bài thi đó. Năm đó team chị cũng liên hệ thêm cả các anh chị đi thi trước để xin bài làm để nghiên cứu nữa, cũng may mắn là chị nhận được một vài lời đồng ý dù tỷ lệ từ chối cũng rất cao đó.
Bên cạnh đó team chị cũng research rất nhiều về format ra đề của UFLL. Format này mỗi năm sẽ có sự thay đổi khác nhau. Với năm team chị thi, yêu cầu của đề bài chính là giải quyết một bài toán thực tế của doanh nghiệp (Unilever) – liên quan đến vấn đề cộng đồng. Để hoàn thiện được bài thi này, team đã phải tìm kiếm, nghiên cứu và phân tích rất nhiều case study của các công ty lớn trên thế giới, không chỉ vậy chúng chị cũng đọc thêm cả những nhãn hàng của Unilever đã làm gì để thực hiện sứ mệnh mang đến hạnh phúc cho thế giới này.
Điều thứ hai mà team chị đã chuẩn bị chính là phải trò chuyện với từng thành viên trong team để biết điểm mạnh điểm yếu của mỗi người. Giống như bộ Lego vậy, mỗi người sẽ có một thế mạnh đặc biệt và khi ghép lại có thể thành một bức tranh hoàn chỉnh. Bởi chưa có quá nhiều kiến thức về ngành, chị đóng vai trò là một consumer trong team, là người thử thách ngược lại insight mà team đã đưa ra. Điều này có thể giúp team chị cân bằng lại bởi khi các bạn làm marketing lâu có thể bị đóng khung trong cái suy nghĩ của người làm. Bên cạnh đó, chị cũng nhận thấy thế mạnh của mình là khả năng presentation. Để tận dụng thế mạnh thuyết trình theo hướng kể chuyện này, thay vì dùng slide bình thường thì team đã vẽ ra hẳn một storyboard, thực tế là video clip nó sẽ có những phân cảnh như thế nào,… giúp ban giám khảo và người đọc có thể hình dung bài làm theo một câu chuyện có kết cấu rõ ràng và liền mạch.
Tóm lại, chị muốn chia sẻ tới các bạn đang có dự định thi UFLL: Hãy cứ tự tin và dành 100% năng lượng để mình có thể học hỏi được điều gì từ cuộc thi. Đừng đặt mục tiêu của mình phải thắng vì điều này có thể tạo ra cho mình những áp lực không cần thiết.
Đọc thêm: Recap event Unlock Unilever Future Leaders’ League Challenge 2020
Câu hỏi 2: Làm sao để xây dựng creative mindset và khiến bài thi của mình nổi bật khi tham gia cuộc thi?
Mình hoàn toàn có thể tham gia các khóa học hoặc các buổi training, sharing, webinar về câu chuyện làm thế nào để sáng tạo. Unilever vào năm trước đó cũng đã từng tổ chức buổi sharing “Creativity and where to find them” trong khuôn khổ UFLL 2020.
Điều thứ nhất, hãy lục về những material cũ để học cách sáng tạo nhưng vẫn đảm bảo tính ứng dụng cho doanh nghiệp.
Điều thứ hai, bản thân sự sáng tạo đối với mỗi cuộc thi và doanh nghiệp sẽ mang lại những giá trị khác nhau, nó hướng đến những hướng khác nhau. Cái quan trọng nhất là mình hiểu được trong doanh nghiệp đó thì creativity có nghĩa là gì. Em hãy tự đặt ra câu hỏi creativity là gì đối với Unilever? Đối với Unilever, đây là một tập đoàn có độ phủ tại Việt Nam rất lớn, vì vậy mà sự sáng tạo cũng cần đáp ứng khả năng cho phép cộng đồng người tiêu dùng có thể làm điều đó được ở một quy mô rất lớn, thay vì chỉ phục vụ cho một nhóm người rất là nhỏ.
Một vài keyword dành cho các bạn chính là practical – thực tế. Một case study mà các em có thể học hỏi: chiến dịch của Sunsilk với câu hỏi “Làm thế nào để giúp mọi người sử dụng dầu xả nhiều hơn?”. Chiến dịch chiến thắng cấp toàn cầu đã sử dụng hashtag #Saveyourday với insight và big idea xuất phát từ fact “mỗi lần gỡ tóc rối, mình sẽ mất trung bình khoảng 3 phút để gỡ, vậy thì trong suốt cuộc đời, chỉ việc gỡ tóc rối có thể mất tới 82 ngày.” Với Sunsilk, tóc của bạn sẽ mượt hơn và tiết kiệm thời gian 82 ngày.
Thứ hai là scalable – đẩy quy mô ra toàn quốc, toàn Việt Nam, bất kỳ ai cũng có thể thực hiện.
Điều thứ ba là relevance- vì sao chỉ có Unilever mới làm được mà các nhãn hàng khác không làm được.
Cuối cùng là meaningful – làm thế nào để mình dùng nhãn hàng của mình và tạo ra được những câu chuyện hoặc có những ảnh hưởng tích cực giúp cộng đồng trở nên tốt đẹp hơn.
Câu hỏi 3: Chị có thể chia sẻ những tiêu chuẩn để đánh giá bài thi của BGK được không ạ?
Điểm đặc biệt của UFLL chính là không hướng tới việc tìm các bạn có khả năng vô địch tất cả các cuộc thi khác, thay vào đó, cuộc thi mong muốn khai phá những bạn có khả năng mới bước chân vào cuộc thi để có những trải nghiệm ý nghĩa nhất. Chính vì vậy nên những các tiêu chí chấm điểm luôn được chia sẻ rất rõ ràng trong đề thi mỗi năm.
Thông thường, tiêu chí sẽ có đánh giá “insight identification” – vấn đề của nhãn hàng đang gặp phải thì vấn đề của nó nằm từ đâu, cội nguồn vấn đề là gì. Thứ hai là đánh giá “big idea” – giải pháp và cuối cùng là chấm điểm “execution plan” – chiến lược & kế hoạch hoạt động. Với mỗi tiêu chí này, UFLL sẽ liệt kê một list các câu hỏi dựa theo tính chất của đề bài và nhãn hàng.
Riêng đối với top 6 thì sẽ có thêm một tiêu chí: khả năng các bạn trình bày ý tưởng nhằm mục đích đại diện cho Việt Nam đi ra thế giới.
Đọc thêm: Recap Event 04 – How to win UFLL & Young Marketers
2. L’Oréal Brandstorm Panel:
Với vai trò là diễn giả chính cũng là đại diện cho BTC cuộc thi L’Oréal Brandstorm Việt Nam, anh Bảo Huy đã giúp giải đáp rất nhiều các thắc mắc xoay quanh về chủ đề cuộc thi. Bên cạnh đó, TM cùng các bạn tham gia sự kiện cũng rất vui mừng chào đón đại diện 2 đội thi National Champion của L’Oréal Brandstorm 2021 cùng tham dự và chia sẻ kinh nghiệm.
Đại diện team Trilogy:
► Bạn Nguyễn Thị Trà My – SV năm 3, Đại học Ngoại Thương TPHCM
► Bạn Đặng Nguyễn Đan Thuỳ – SV năm 3, ĐH Quốc tế, TPHCM
Đại diện team Mountaineers:
► Bạn Dương Bích Vân – SV năm 3 ĐH RMIT Vietnam
► Bạn Trần Đan Khánh – SV năm 4 ĐH RMIT Vietnam

Câu hỏi 1: Có các nền tảng nào để mình chuẩn bị các bài thi của mình trong quá trình thi L’Oréal Brandstorm?
Chị My: Theo mình nghĩ sẽ không có một nền tảng nào cụ thể cho tất cả mọi người có thể áp dụng. Đối với trải nghiệm cuộc thi, chúng mình đã lựa chọn bắt đầu với framework bài làm thường gặp: customer của mình đang gặp những khó khăn gì, từ customer insight đó để đưa ra idea. Quá trình này của chúng mình không hề quá nặng về kiến thức business case, chính vì vậy các bạn năm 2 cũng đừng quá lo lắng nhé.
Chị Thùy: Với đề bài năm ngoái, thử thách mà các thí sinh đã nhận được thử thách về shopping experience, và theo em thấy thì trong đó có rất nhiều category mà mình có thể nảy ra idea. Rồi sau khi đánh giá và lựa chọn category thì chúng em cũng mới bắt đầu tìm hiểu sâu hơn về “L’Oréal”, về “innovation” và về “issue” mà L’Oréal hiện đang có. Khi có được những thông tin cơ bản này thì chúng em bắt đầu ngồi lại và tìm kiếm idea mà mình có thể phát triển hoặc tìm ra một vấn đề nào đó có thể cải thiện được. Sau đó thì chúng em bắt đầu thực hiện bước research, hoàn thiện idea và kế hoạch thực thi và trình bày theo những tiêu chí của vòng thi.
Câu hỏi 2: Tiêu chí thẩm mỹ được đánh giá như nào khi tham gia cuộc thi L’Oréal Brandstorm?
Anh Bảo Huy: Mặc dù tính thẩm mỹ không được quy định một cách chính thức trong tiêu chí, tuy nhiên, khách quan mà nói thì L’Oréal là một công ty về làm đẹp. Chính vì vậy, yếu tố thẩm mỹ luôn luôn là một trong những tiêu chí ngầm: các bạn sinh viên cần phải yêu cái đẹp, làm ra những sản phẩm mang tính thẩm mỹ cao, và điều này cũng sẽ là một lợi thế trong quá trình trình bày với BTC.
Câu hỏi 3: Anh chị có lời khuyên nào trong quá trình tìm kiếm đồng đội và lập đội thi không ạ?
Chị My: Theo mình nghĩ, khi lập team, các bạn nên đảm bảo trong nhóm cần có một vài yếu tố nhất định và đặc biệt trong team để giúp cho bài làm được trở nên hoàn thiện nhất. Đầu tiên thì trong team nên có 4 yếu tố: Data Analyzer sẽ là người cung cấp những phân tích insight từ các data thu thập và khảo sát được; Innovator – một người biết tổng hợp từ những data analyze đó để có thể tổng hợp thành những ý tưởng khả thi để team có thể khai thác sâu hơn; Visualize – đây sẽ là người phụ trách công việc trực quan những thông tin đó ra để người đọc có thể get được cái idea của mình một cách tốt nhất.
Câu hỏi 4: Anh chị có thể chia sẻ một số nguồn tài liệu để bắt đầu cuộc thi không ạ?
Chị Khánh; Về kinh nghiệm tham gia cuộc thi, các bạn có thể bắt đầu với những cuộc thi vừa và nhỏ trước (ví dụ như các cuộc thi do trường mình tổ chức). Bên cạnh đó thì cũng có rất nhiều đầu sách về Business Case framework rồi, thì các bạn có thể tham khảo sách về Business Case của McKinsey. Hoặc các bạn hoàn toàn có thể lập các hội nhóm, tham gia các câu lạc bộ và tạo thành một team giải đề cùng nhau để mình có thêm động lực cùng cố gắng.
Câu hỏi 5: BGK cuộc thi Brandstorm sẽ thích practical idea (ý tưởng thực tế) hay creative idea (ý tưởng sáng tạo) hơn?
Anh Bảo Huy: Trong một cuộc thi Business Case như L’Oréal Brandstorm, các bạn thí sinh nên cân bằng cả hai cả hai tính chất này – vừa phải đảm bảo ý tưởng đề xuất phải mới với đặc điểm của innovation, đồng thời phải có tính ứng dụng cao và giải quyết được vấn đề của doanh nghiệp.
3. Nielsen Case Competition Panel:
Trong sự kiện lần này, các bạn tham gia phòng của cuộc thi Nielsen Case Competition đã có một cơ hội tương tác với chị Thuỵ – đại diện đến từ Nielsen IQ Vietnam để chia sẻ kinh nghiệm và giải đáp những thắc mắc xoay quanh cuộc thi Nielsen Case Competition (NCC).

3.1. Tips giúp bài thi của đội nổi bật hơn
Dưới cương vị là một thí sinh đã từng tham gia NCC (một trong những thí sinh xuất sắc lọt Top 6 NCC 2016), và hiện tại là cương vị Ban tổ chức, Ban giám khảo, chị Thụy đã chia sẻ có 5 tips mà các bạn cần “nằm lòng” nếu muốn tham gia NCC:
Xây dựng một storyflow có kết nối chặt chẽ: NCC là một cuộc thi về market research, vì vậy cuộc thi đòi hỏi rất nặng về data và yêu cầu thí sinh cần phải có những kỹ năng nhất định về dữ liệu. Các bạn thí sinh cần phải đọc được các con số có “message” – thông điệp gì, có khả năng kết nối các thông điệp đó lại với nhau thành một câu chuyện. Giống như một bài tập làm văn, các luận điểm trong bài được thể hiện ở mỗi slide cần có sự kết nối và hỗ trợ lẫn nhau để củng cố cho luận điểm lớn trong bài, không nên lan man, dài dòng. Bài làm nên đi từ một bức tranh lớn và sau đó giống như một cái phễu, lọc câu chuyện chi tiết dần.
Một lưu ý nhỏ nữa là nếu bài làm của bạn có một cái tên ấn tượng và liên quan cho câu chuyện của mình, chắc chắn sẽ là một yếu tố gây ấn tượng cho BGK.
Làm thêm desk research bên cạnh thông tin đề bài: Điều này cho thấy những nỗ lực của bạn và là một chi tiết giúp bài làm nổi bật hơn so với những đội khác.
Bài làm thể hiện sự nhất quán: Sự nhất quán ở đây thể hiện ở việc các message và luận điểm trong bài đều hỗ trợ để đưa ra những giải pháp tương ứng. Ví dụ: đưa ra đề nghị giải pháp Khách hàng nên tập trung phát triển ở khu vực nông thôn nhưng các phân tích lại chỉ ra Hồ Chí Minh, Hà Nội… các thành phố lớn đang phát triển nhanh thì đó là một biểu hiện của việc bài làm không thống nhất.
Thứ hai, sự thống nhất còn thể hiện ở việc trình bày slide: font chữ, màu sắc, cách thiết kế slide phải thống nhất trong toàn bài.
Đưa ra một giải pháp SMART: Model SMART được ứng dụng để đưa ra một giải pháp Specific (Giải pháp cụ thể) – Measurable (Có thể đo lường được) – Attainable (Có thể đạt được) – Relevant (Liên quan đến Business Issue của khách hàng) – Time Bounce (Có thời gian hoàn thành xác định).
Đọc thêm: Recap event Nielsen Insider Webinar – Chuẩn bị cho vòng 1 NCC 2020
3.2. Những lỗi thường gặp trong bài thi NCC
Bên cạnh chia sẻ những tips làm bài tốt, chị Thuỵ cũng chia sẻ thêm những lỗi thường gặp trong quá trình chị tham gia làm BGK – trực tiếp chấm bài làm của các bạn thí sinh. Trong đó, có 6 lỗi cơ bản thường gặp như sau:
Bài làm quá nhiều slide, quá nhiều thông tin: Ở vòng 1, có rất nhiều bài thi và BGK không có đủ thời gian để đọc kỹ từng slide một, tỷ lệ chọi ở vòng này cũng rất cao. Bên cạnh đó, khi tiến sâu vào các vòng trong, các bạn cũng chỉ có khoảng 15-20 phút thuyết trình, vì vậy nên cân nhắc bao nhiêu slide và những thông tin quan trọng nào nên được đưa vào slide. Một slide chỉ nên có 1-2 thông điệp.
Slide chưa thể hiện được key message: Không nên chỉ đơn thuần mô tả data, mà nên chỉ ra từ data đó, có thể nhìn ra được cơ hội hay vấn đề gì. Ví dụ: thay vì chỉ nói công ty A đang sụt giảm doanh số, công ty B đang tăng và bỏ ngỏ đó. Có thể chỉ ra rằng công ty A đang giảm vì lý do xyz, trong khi đó công ty B có thể tận dụng xyz để tăng tốc.
Không nên làm hiệu ứng, visual quá phức tạp: Việc sử dụng quá nhiều màu sắc, hiệu ứng và hình ảnh hoạt hình có thể khiến bài làm thiếu chuyên nghiệp.
Phụ thuộc quá nhiều vào data đề cho sẵn: Trên thị trường có rất nhiều báo cáo, dữ liệu chính thống được công khai trên mạng, các đội nên tận dụng nguồn thông tin này để làm cho bài làm của mình phong phú và thuyết phục hơn. BGK cũng có thể thấy được nỗ lực của đội trong bài làm.
Bài làm bị thiếu Agenda, Summary: Dù bài làm bỏ rất nhiều công sức nhưng nếu không có một Agenda cho thấy những nội dung chính, thông điệp chính thì BGK sẽ rất khó hình dung được bài làm. Vì vậy, nên có một Agenda ở đầu, cho thấy những điểm chính sẽ được trình bày trong bài làm và summary ở cuối nên đi lại 3 điểm này và tóm tắt lại những giải pháp tương ứng của nhóm.
Một lỗi phổ biến là thiếu kế hoạch thực thi: Nhiều nhóm thường đưa ra giải pháp nhưng thiếu kế hoạch làm thế nào để thực thi được những giải pháp đã đề xuất đó.
Ngoài ra, có một thuật ngữ “size of prize” là mức doanh thu mang lại cho doanh nghiệp nếu thực hiện giải pháp đề xuất. Dựa vào đó, họ sẽ quyết định có nên thực hiện giải pháp này hay không khi so sánh chi phí và lợi nhuận mang lại.
Cuối cùng, để nổi bật giữa hàng trăm nhóm tham gia, đâu là WOW factor khiến BGK nhớ đến bài thi của nhóm bạn. Đây là một yếu tố không kém phần quan trọng mà các nhóm nên lưu ý khi làm bài để có ấn tượng tốt.
Đọc thêm: Recap Nielsen Webinar – Những điều cần nhớ để chinh phục vòng 2 NCC 2020
3.3. Hỏi đáp trực tiếp cùng đại diện đến từ Nielsen IQ
Câu hỏi 1: trong cuộc thi sẽ phải đọc data từ excel, cần học và dùng excel thế nào là đủ để đi thi.
Không có một mức độ nhất định rằng bạn phải giỏi Excel để có thể đi thi. Nhưng các bạn nên có những kỹ năng cơ bản về những hàm IF, SUMIF, VLOOKUP…hay Pivottable để lọc data từ đề bài. Tuy nhiên khi đi thi, vì 1 đội có 4 người nên hãy tận dụng những điểm mạnh của đồng đội. Ví dụ, những bạn rất giỏi về đọc số, nhìn ra được insight từ những con số thì những bạn này có thể phụ trách đọc số, xây dựng storyflow, còn những bạn lại giỏi về tech, sử dụng excel thì sẽ phụ trách việc lọc data. Vì vậy, hãy chọn những đồng đội có những thế mạnh khác nhau để hỗ trợ, bổ sung điểm mạnh cho nhau.
Câu hỏi 2: Vì chỉ có từ 24-48 giờ giải case, làm sao để desk research hiệu quả?
Đầu tiên, trước khi làm desk research hãy tập trung phân tích đề và tìm ra key message trước, xây dựng storyflow. Sau đó, nếu thấy slide cần bổ sung thêm dữ liệu vì đề bài chưa đầy đủ thì có thể đi tìm thêm dữ liệu từ các báo cáo, thông tin chính thống từ các nguồn uy tín để bổ sung. Tóm lại, nên đi từ data đề cho, không nên vội vàng làm desk research ngay từ đầu.
Câu hỏi 3: Vòng một có tỷ lệ chọi cao nhất, bài làm chỉ trong 15 trang PDF. Vậy làm cách nào để toả sáng trong vòng 1? BGK tìm kiếm gì ở bài thi vòng này?
Vòng 1 thường được gọi là “vòng thuyết phục không dùng lời nói”, vì các team không được thuyết trình và phản biện với BGK. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng câu chuyện dễ hiểu và rõ ràng vì không có cơ hội giải thích với BGK. Slide ở vòng 1 rất quan trọng, tiêu đề nội dung không nên dài quá 2 dòng, visual không nên quá phức tạp. Luôn nhớ cần phải có slide summary để BGK có thể dễ dàng so sánh giải pháp của đội bạn và các đội thi khác.
4. P&G CEO Challenge Panel:
Sau phần chia sẻ tổng quan của 04 cuộc thi, các bạn tham gia event đã có cơ hội trực tiếp tương tác, đặt câu hỏi với chị Trân Nguyễn và chị Helena Hương về cuộc thi P&G CEO Challenge.

Câu hỏi 1: Để giải Case tại cuộc thi P&G cần kiến thức về lĩnh vực nào?
Chị Trân Nguyễn: Ngoài những kiến thức về Marketing, để tiến sâu vào những vòng trong của P&G CEO Challenge, thí sinh cần thêm những kiến thức ở các mảng khác nhau: Sales, Finance, Human Resources, Supply chain,… Tính thực tế luôn được ưu tiên khi giải Case tại P&G, và phải cân bằng, tối đa được hiệu quả của rất nhiều các bộ phận trong công ty. Đó cũng chính là lý do tại sao cuộc thi có tên là CEO Challenge.
Đọc thêm: Recap event 02 – How to win P&G CEO Challenge
Câu hỏi 2: Làm thế nào để cải thiện được kỹ năng Analysis và Research?
Chị Helena Hương: Những kỹ năng như analysis và research đều được rèn luyện và cải thiện liên tục trong quá trình làm việc nhóm tại trường đại học. Để research & analysis một cách hiệu quả, bạn cần xác định rõ thông tin cần tìm kiếm. Ngoài ra, bạn cần xác định sẵn những nền tảng, nguồn sẽ cung cấp những thông tin bạn đang tìm kiếm. Các bạn sinh nên tham gia các cuộc thi nên tạo cho mình những nguồn có chứa thông tin phù hợp từ trước để tiết kiệm thời gian research cho bản thân.
Đối với kỹ năng phân tích, thông thường khi xảy ra một vấn đề thì nguyên nhân thường được đổ lỗi lòng vòng. Điều này gây ra sự mâu thuẫn trong nội bộ, cũng như sự thiếu trung thực, đổ lỗi lẫn cho nhau dẫn tới việc communication giữa các bên thất bại dẫn tới hoạt động hoặc dự án có thể bị đổ vỡ. Cách tốt nhất giải quyết việc này là cần xác định được nguyên nhân cốt lõi (root cause) của vấn đề thay vì chỉ quan sát bề ngoài của vấn đề. Để giải quyết vấn đề này, các bạn có thể tìm hiểu thêm về mô hình xương cá (fishbone diagram) để cho ra được một mô hình phân tích nguyên nhân và giải pháp cho các vấn đề hiệu quả.
Để chinh chiến các cuộc thi, kiến thức thôi là chưa đủ… Ngoài việc có kiến thức và kỹ năng về nghiên cứu thị trường, các bạn thí sinh cần nắm được những tiêu chí chấm điểm của từng cuộc thi và đặc điểm của từng vòng thi để có điều chỉnh bài làm và có phần thể hiện tốt nhất trong một thời gian ngắn giải đề.
Vì vậy, với sự tham gia giảng dạy của các quán quân, BGK và BTC ra đề của các cuộc thi Business & Marketing Case danh tiếng, khoá học Case Mastery chắc chắn sẽ giúp bạn xác định cho mình lộ trình chinh phục cuộc thi phù hợp, đồng thời tích lũy thêm các kinh nghiệm đúc rút từ những người đi trước để tự tin chiến thắng các cuộc thi và chinh phục tập đoàn đa Quốc gia!

Related Stories
03 ví dụ và lỗi sai thường gặp của issue tree, 6 quy tắc cần tuân thủ khi lập issue tree, 3 kỹ thuật lập issue tree để xác định và giải quyết vấn đề, tại sao airbnb khuyên mọi người “đừng đi du lịch” – tìm hiểu chiến lược xây dựng thương hiệu của startup kỳ lân airbnb, mục tiêu smart là gì 4 bước làm rõ và hoàn thành mục tiêu, new product launch case: phân tích case xe điện vinfast, (phần 1) sử dụng issue tree và yes/no tree để xác định và giải quyết vấn đề, (phần 2) sử dụng issue tree và yes/no tree để xác định và giải quyết vấn đề, spotify xây dựng thương hiệu 20 tỷ đô và thay đổi cách mọi người nghe nhạc như nào, phân tích thị trường và đánh giá tiềm lực doanh nghiệp theo mô hình porter’s 5 forces và mô hình swot, you may also like.

3 sai lầm khi xây dựng thương hiệu và bài học từ các brand lớn

“Ý tưởng startup mới lạ không phải lúc nào cũng tốt” – Chia sẻ từ cuốn sách Founders at Work: Stories of Startups‘ Early Days

Kết hợp Performance Marketing và Brand Building như thế nào? – Chia sẻ từ diễn giả tại webinar “Performance & Branding”

GrabFood & Go Food thực hiện chiến lược Growth Marketing như thế nào?

Vì sao Amazon cấm PowerPoint? – Case study thay đổi văn hóa ngay từ những cuộc họp hàng ngày

Webinar | Tìm lỗ hổng vận hành bằng hệ thống báo cáo tự động

MoMo Company Profile – Những điều cần biết nếu bạn muốn ứng tuyển chương trình tuyển dụng MoMo Talents
Tomorrow Marketers – Trong 3 năm gần đây, hành trình chinh phục hàng chục triệu…

Nestlé Company Profile – Những điều cần biết khi ứng tuyển Nestlé Management Trainee Program
Tomorrow Marketers – Với bề dày lịch sử hình thành và phát triển từ những…

Grab Company Profile – Những điều cần biết nếu bạn muốn ứng tuyển chương trình Grab Future Unicorn
Tomorrow Marketers – Kể từ khi xuất hiện, Grab giống như một làn gió mới…
- CÔNG TY TNHH TRUYỀN THÔNG AIM
- HOTLINE: 0948 344 699

- Báo giá Banner
- Báo giá VOV Giao Thông
- Báo giá Truyền hình
- Quảng cáo OOH
- Quảng cáo Thang máy
- Quảng cáo báo chí các tỉnh thành
- Tin thị trường
- Tin Nhượng Quyền – M&A

Marketing lén lút (Stealth Marketing) là gì?
Marketing lén lút (tiếng Anh: Stealth Marketing) là kĩ thuật marketing quảng cáo sản phẩm cho mọi người mà thậm chí họ không nhận ra. Nhiều người coi marketing lén lút là lừa đảo, và có thể phản ứng dữ dội với các công ty sử dụng chúng.

“Chụp hình và đăng Instagram” thay đổi cửa hàng bán lẻ như thế nào?
Trước kia, cửa hàng chỉ là nơi lưu trữ và bán hàng. Trong thời đại kỹ thuật số ngày nay, các cửa hàng cần phải kể được những câu chuyện.

Nokia và cuộc chiến trong phân khúc smartphone tầm trung
HMD Global đã đánh dấu sự trở lại của thương hiệu Nokia trên thị trường smartphone bằng bộ ba sản phẩm Nokia 3, 5 và 6 với mức giá phù hợp cho người tiêu dùng. Liệu đây có phải là một chiến lược kinh doanh hiệu quả?

Tiếp thị kiểu truyền thống: Cũ vẫn hiệu quả
Các quảng cáo bên lề, chương trình tặng quà hay các khoản từ thiện là ví dụ về tiếp thị du kích truyền thống (guerrilla marketing). Những hành động tưởng chừng đơn giản này lại là cách dễ dàng để quảng bá tên doanh nghiệp một cách tinh tế mà

Nền kinh tế Cộng đồng Sáng tạo: Muốn đi xa thì đi cùng nhau
Sự phủ sóng mang tính toàn cầu của “Nền kinh tế Sáng tạo - Creator Economy” trong những năm gần đây là điều không thể phủ nhận. Trên đà tăng trưởng mạnh mẽ cùng sự trợ giúp đắc lực của công nghệ và mạng xã hội, Creator Economy trở thành

Biến khách hàng hạnh phúc thành khách hàng trung thành bằng sức mạnh của niềm vui
Tiến sĩ người Mĩ Maya Angelou nói rằng, khách hàng sẽ sớm quên những gì thương hiệu nói, nhưng lại nhớ lâu cảm giác mà thương hiệu tạo ra. Điều đó đã mở ra một cuộc chiến mới giữa các doanh nghiệp: Cuộc chiến “Ai làm khách hàng vui nhất

M.Jordan: 100 triệu USD và câu chuyện thương hiệu
Thương hiệu cá nhân là câu chuyện hiện diện trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, và một trong những biểu hiện của nó chính là giá trị hiện kim mà cá nhân đó nhận được. Chuyện về thu nhập của siêu sao bóng rổ Michael Jordan là điển hình cho điều

Quà tặng: một kênh marketing hiệu quả
Sử dụng những chiếc bút gỗ khắc chữ, sổ tay, móc khóa, ly và những vật dụng khác được in tên và logo công ty là một trong những vũ khí marketing lợi hại mà chỉ tốn một khoản phí không quá lớn.

Cách biến người nghiện mua sắm thành đội quân marketing của Alibaba
“Gã khổng lồ thương mại điện tử” thành lập một nhóm người có mức chi tiêu hàng chục nghìn USD mỗi năm và dành nhiều ưu đãi để khuyến khích họ mua sắm.

Muốn sống sót, thương hiệu mới phải tìm ra thuộc tính trái ngược với kẻ dẫn đầu
Một số công ty mới muốn bắt chước thương hiệu đứng đầu, nhưng đó không phải là ý tưởng tốt. Giải pháp tốt hơn hết là họ phải tìm ra một thuộc tính ngược lại để chống lại đối thủ dẫn đầu. Từ chính yếu ở đây là từ “Đối

Meta: Tại sao mọi doanh nghiệp cần có tính đối thoại?
Ngày 19/5 tới đây, lần đầu tiên, Meta sẽ tổ chức một hội nghị tập trung bàn về hoạt động bán hàng qua tin nhắn với tên gọi “Conversations” (“Những cuộc hội thoại”). Đây là một chủ đề đặc biệt thú vị với thị trường Châu Á Thái Bình Dương,

Lý do khách hàng dừng mua sắm online giữa chừng
Phí vận chuyển cao so với kỳ vọng là lý do chính khiến người tiêu dùng dù cho hàng vào giỏ đã lâu nhưng vẫn chưa bấm nút thanh toán.

Cách thuyết phục nhân viên ứng dụng công nghệ mới vào doanh nghiệp
Đưa công nghệ và công cụ mới vào doanh nghiệp có thể giúp tăng năng suất, tăng doanh số bán hàng và giúp đưa ra quyết định tốt hơn, nhanh hơn. Tuy nhiên, việc thuyết phục toàn thể nhân viên chấp nhận sự đổi mới công nghệ có thể là

Cách H&M trở thành nhà bán lẻ quần áo lớn thứ hai thế giới
Khi nói về các cửa hàng thời trang có thương hiệu hàng đầu, điều đầu tiên đập vào tâm trí chúng ta ngay lúc đó chắc chắn là H&M và Zara. Đây là những hãng quần áo & phụ kiện thời trang nhanh dành cho nam giới, trẻ em, phụ

Marketing trực tuyến cho bất động sản: Có tiền và kỹ thuật? Chưa ăn thua!
Đầu năm 2017, một chuyên gia marketing bất động sản nổi tiếng đã phát biểu: “Marketing bất động sản năm 2017: Xu hướng Digital Marketing lên ngôi!”. Trên thực tế, hàng nghìn con người đang đổ xô, chăm chút vào Digital Marketing, từ Google Adwords, Google GDN, SEO, SEM cho

3 cách khai thác lợi ích từ khách hàng trung thành
Doanh nghiệp đang có một cơ sở khách hàng trung thành khá ổn định, tuy nhiên doanh số gần như không tăng được từ năm này qua năm khác. Chuyện gì đang xảy ra?

2 quy tắc để “lật đổ” thương hiệu dẫn đầu
Chúng ta có lẽ đều hứng thú với hầu hết các câu chuyện kể về những kỳ tích, với cốt truyện thường là một nhân vật dù có nhiều bất lợi về ngoại hình, thể chất, thậm chí là về trí tuệ… so với nhân vật phản diện, nhưng bằng

Xử lý khủng hoảng thương hiệu: Phòng bệnh hơn chữa bệnh
Những cuộc khủng hoảng thương hiệu xuất phát từ mạng xã hội ngày càng xuất hiện nhiều, như vụ việc của Uber (về môi trường làm việc), United Airlines (về hành hung khách hàng), Google (về phân biệt, kỳ thị giới tính)… Lời khuyên mà các chuyên gia dành cho

4 kỹ năng người làm Content cần có
Content marketing – hay marketing nội dung đang phát triển nhanh chóng. Kỹ năng làm content marketing (hay marketing nội dung) không tự dưng mà có, người làm việc này cần có quá trình rèn luyện qua thời gian.

Tiếp thị Ngân hàng có gì khác với các hoạt động thương hiệu khác?
Ngân hàng là một lĩnh vực phức tạp hơn nhiều so với những lĩnh vực khác, tuy nhiên, đến cuối cùng, khách hàng vẫn là người có nhiều nhu cầu và giá trị đa dạng.

Doanh nghiệp học được gì từ mô hình subscription của Netflix?
Netflix, Amazon Prime, Canva là 3 cái tên điển hình trong số những thương hiệu thành công trong năm qua. Các công ty này đều có những điểm chung: mang đến trải nghiệm người dùng tuyệt vời, thương hiệu khác biệt và nội dung hấp dẫn. Tuy nhiên, chính khả

Thế giới Agency – Tưởng vậy mà không phải vậy
Liệu có phải làm việc ở Research Agency là suốt ngày “dò số”, còn Digital Agency chỉ phù hợp với người “high-tech”, hay PR Agency chỉ làm việc với báo chí?

3 mô hình quản trị doanh nghiệp nổi tiếng, giúp điều hành và phát triển doanh nghiệp vượt bậc
Doanh nghiệp được quản trị, định vị tốt như thế nào để đạt được mục tiêu? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng thực hiện những thay đổi, cải tiến thành công?

Người ảnh hưởng nhỏ: Tư duy khác về Influencer Marketing
Theo DI Research, 72% người dùng Việt Nam quyết định mua sản phẩm dựa theo giới thiệu của người ảnh hưởng (influencer). Con số đó cho thấy marketer đang hài lòng với những chiến dịch tương tác sử dụng người ảnh hưởng (influencer marketing). Tuy nhiên, với họ việc xác định

Chiến lược kinh doanh của 5 thương hiệu thời trang nổi tiếng toàn cầu
Việc phát triển từ sản phẩm thiết yếu thành một nền công nghiệp lớn cũng là thử thách dành cho những nhà hoạch định chiến lược kinh doanh thời trang.

5 bài học khi triển khai kế hoạch IMC ngành dược nhìn từ chiến dịch “Hẹn với thanh xuân”
Ngày nay, để có một chiến dịch truyền thông hiệu quả trong ngành dược là điều không hề dễ dàng khi phải cạnh tranh sự chú ý của công chúng với nhiều thương hiệu FMCG có ngân sách quảng cáo lớn.

Phong cách đối lập của Facebook và Apple
Cách thức hoạt động của hai ông lớn làng công nghệ đang có sự đối lập rõ rệt. Trong khi Facebook ồn ào, Apple lại cho thế giới thấy sự im lặng đến đáng sợ.

Startup nên ứng xử như thế nào khi đứng trước nguy cơ khủng hoảng truyền thông trong tương lai?
Đối diện với các cuộc khủng hoảng truyền thông là một trong những thách thức lớn trong chặng đường phát triển của Startup. Để giảm xác xuất rơi vào khủng hoảng không mong muốn này xuống mức thấp nhất, các starup cần chuẩn bị các phương án đối phó cần

Các thương hiệu lớn được đặt tên như thế nào?
Sony xuất phát từ “sonus”, có nghĩa là âm thanh trong tiếng Latin và “sonny boy” – thuật ngữ tại Nhật Bản thập niên 50 chỉ những chàng trai trẻ, thông minh.

Kênh quảng cáo tiết kiệm cho doanh nghiệp nhỏ
Những thông tin thú vị cập nhập trên blog sẽ giúp doanh nghiệp có được lượng độc giả thường xuyên, thu hút khách hàng tiềm năng.

Nhìn lại chiến lược “đánh chiếm” thị trường Việt Nam thành công của Metro
Chiến lược cốt lõi của Metro là mua hàng hóa trực tiếp từ nhà sản xuất. Với quy mô lớn, Metro có khả năng trả giá với các nhà cung cấp.

Chiến lược hai nhãn hiệu đang giúp smartphone Trung Quốc cạnh tranh thế nào?
Bốn nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất Trung Quốc đang tăng cường tập trung vào phân khúc điện thoại cao cấp bằng cách ra mắt thêm các thương hiệu thứ cấp, trong thời điểm ngành công nghiệp di động toàn cầu vừa có một năm giảm sút

Kinh doanh nhượng quyền – Kinh doanh truyền thống: Đâu là lựa chọn tối ưu?
Theo quan sát của tôi, nhượng quyền thương mại được xem là hình thức kinh doanh hiện đại và là xu thế kinh doanh trong nhiều lĩnh vực nói chung và ngành F&B nói riêng. Vậy hình thức kinh doanh này có những khác biệt nào so với kinh doanh

Lọt thỏm giữa các ông lớn Acecook hay Masan với bao bì luôn “lỗi thời”, vì đâu Miliket vẫn sống khỏe?
Theo tuyên bố của Masan Consumer, năm 2018 công ty này giữ vị trí thứ hai trong ngành mì ăn liền (theo Nielsen) và chiếm vị trí số 1 trong phân khúc cao cấp. Trong khi đó mì hai con tôm Miliket vẫn tăng sản lượng bán hàng đều hàng

Học hỏi ông hoàng hàng hiệu Hermès cách Marketing đỉnh cao
Một số thương hiệu lớn dẫn đến những câu chuyện thành công lớn và Hermes là một trong số đó. Là thương hiệu thời trang cao cấp cao cấp của Pháp, đến nay đã được gần hai thế kỷ. Thương hiệu nổi tiếng với các sản phẩm thời trang và

“Marketer cần thực tế hơn và bớt bày vẽ lại”
Một Performance Marketer giỏi là một người mang về những số liệu thực tế, có tác động tích cực đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Không ít doanh nghiệp thua lỗ khi lựa chọn sai người, nhưng cũng có những đơn vị thắng lớn khi sở hữu một

Vì sao startup đình đám Uber và WeWork đốt hàng chục tỷ USD?
WeWork và Uber đốt tiền như lửa đốt rừng Amazon và giờ không khác gì những xác chết biết đi. Nhiều công ty khởi nghiệp “kỳ lân” khác cũng rơi vào tình trạng tương tự.

Làm ăn trên mạng xã hội: Đầu tư lớn và tự bảo vệ
Số lượng doanh nghiệp dùng mạng xã hội để quảng bá hình ảnh, tương tác với khách hàng, thậm chí bán sản phẩm, ngày càng nhiều. Không thể phủ nhận mặt tích cực của mạng xã hội đối với chuyện làm ăn của doanh nghiệp, nhưng cũng có không ít

7 lần châm chọc McDonald’s, 7 lần Burger King tăng mạnh doanh thu
“Trận chiến marketing” của 2 thương hiệu thức ăn nhanh nổi tiếng – Burger King’s và McDonald’s – đã trở thành một trong những cuộc chiến được nhiều người theo dõi nhất của làng quảng cáo thế giới.

Cửa hàng lớn nhất thế giới giữ khách hàng ra sao?
Tại Macy’s, toàn bộ đội ngũ nhân viên và hệ giá trị chính đều xoay quanh quan điểm lấy khách hàng làm trung tâm.

8 bước cần thực hiện trước khi bắt đầu phát triển mobile app
Việc đưa ra một ý tưởng app độc đáo đã không còn đủ để cạnh tranh trên thị trường mobile app khốc liệt. Để app trở nên nổi bật, các nhà phát triển ứng dụng cần có một khoản đầu tư lớn, cả về thời gian và ngân sách.

Vì sao nhiều thương hiệu tài chính tại Việt Nam thường tài trợ cho các nền tảng sức khoẻ?
Trong những năm gần đây, nhiều thương hiệu tài chính tại Việt Nam đẩy mạnh việc tài trợ cho các nền tảng về sức khoẻ như sự kiện thể thao hay ứng dụng sức khoẻ. Vậy đâu là lý do khiến các thương hiệu tài chính Việt Nam tài trợ

Tiếp thị trên di động: Dễ mà khó!
“Share A Coke – Share A Feeling” là chiến dịch tiếp thị di động giúp Coca-Cola tăng mức độ nhận diện thương hiệu và doanh thu tại Việt Nam mới đây.

Các công cụ miễn phí hỗ trợ SEO bạn cần biết
Các công cụ miễn phí hỗ trợ SEO bạn cần biết Tổng hợp cho anh em nào cần nhé Backlink Investigation 1. Open Site Explorer: http://www.opensiteexplorer.org/ 2. Majestic SEO Site Explorer: http://www.majesticseo.com/ 3. Ahrefs Site Explorer: http://ahrefs.com/ 4. Link Diagnosis: iAcquire presents Link Diagnosis – examine your link competition Server Investigation 1. BuiltWith: BuiltWith Technology

Durex và chiến lược Marketing “không giống ai”
Thương hiệu bao cao su Durex nổi tiếng với những chiến dịch truyền thông, quảng cáo sáng tạo, đánh trúng tâm lý và trí tưởng tượng của người xem. Sự thành công của Durex một phần nằm ở chiến lược Marketing, giúp nhãn hàng bán ra hơn 1 tỷ bao

Không phân biệt được Marketing vs Quảng cáo: “Căn bệnh” rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang mắc phải
Marketing là quá trình tìm (phát hiện) ra nhu cầu và đáp ứng nhu cầu của khách hàng, dựa trên những nền tảng mà chúng ta đang có.

4 Chiến lược làm Marketing ít tốn kém các doanh nghiệp nên biết
Khi nói đến quảng bá thương hiệu, nhiều người cảm thấy chùn bước khi nghĩ đến chi phí hàng tỉ đồng cho các mẫu quảng cáo trên TV, báo chí hay các sự kiện quảng bá trên cả nước… Tuy nhiên, với nguồn kinh phí hạn hẹp, rất nhiều doanh

Chạm vào trái tim người tiêu dùng bằng Tiếp thị Cảm xúc
Từ lúc thức dậy cho đến khi đi ngủ, người tiêu dùng xem vô số quảng cáo đến từ nhiều nhãn hiệu khác nhau. Trong nền kinh tế giành giật sự chú ý đó, thương hiệu phải làm gì để trở nên nổi bật? Câu trả lời nằm ở một

So sánh tính chất của SEO và Google Adwords
Mục đích của quá trình tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) và quảng cáo Google AdWords đều nhằm mục đích thu hút lượng truy cập từ công cụ tìm kiếm Google thông qua những từ khóa tìm kiếm thông tin dịch vụ sản phẩm mà bạn cung cấp.

20 cách sử dụng Facebook cho việc kinh doanh của 1 doanh nghiệp
Xuất hiện từ khi mạng xã hội trực tuyến vừa bắt đầu bùng nổ, Facebook đã khẳng định vị trí của mình như một “ông vua” của mạng xã hội. Với số lượng người dùng lên đến 1 tỷ người, Facebook gần như được sử dụng trên phạm vi toàn

Start không chịu Up
Giai đoạn startup Việt Nam cần thay đổi tư duy trong con đường tiếp cận vốn cũng như thị trường...

5 xu hướng xây dựng thương hiệu đáng chú ý
Năm 2019 là năm bản lề trước khi bắt đầu một thập niên mới – những năm 2020. Nhiều nguyên tắc xây dựng thương hiệu của thập niên qua cũng đang nói lời tạm biệt để nhường chỗ cho các xu hướng mới.

Nắm bắt 5 bước ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng để nâng tầm chiến lược marketing
Để thành công trong kinh doanh, đặc biệt là trong quá trình Marketing, marketer cần phải nắm rõ quy trình ra quyết định mua của khách hàng. Cùng Advertising Vietnam tìm hiểu về quy trình quyết định mua hàng (the buying decision process) qua những phân tích của quyển sách

9 sai lầm cần tránh trong Digital Marketing
Các nhà tiếp thị kỹ thuật số dày dạn nhất đôi khi cũng có những chiến dịch thất bại. Tuy nhiên, bạn có thể giúp đảm bảo chiến dịch tiếp theo của bạn không vấp phải những thất bại, bằng cách tránh 9 sai lầm trong tiếp thị kỹ thuật

Di động: ‘Kho báu’ quảng cáo bị Twitter bỏ quên
Quảng cáo di động vẫn chưa được các công ty lớn như Twitter tận dụng một cách triệt để.
Marketing dựa trên tinh thần dân tộc – dùng sao cho đúng
Tính dân tộc của một thương hiệu không chỉ là “chiêu bài” để lôi kéo khách hàng, mà theo chuyên gia Nguyễn Phi Vân nó còn là một “quyền lực mềm”, khi thương hiệu đạt được tiếng tăm nhờ đại diện cho cả đất nước.

Học hỏi 4 thương hiệu lớn cách sử dụng User Generated Content
Kế thừa ưu điểm của tiếp thị truyền miệng, User Generated Content là kỹ thuật xây dựng nội dung với chi phí bằng 0. Những ích lợi khác của loại content này là gì, có bao nhiêu loại phổ biến và cách sử dụng chúng ra sao? Trong bài viết

Công thức thành công từ các thương hiệu cao cấp trên TikTok
Với sự bùng nổ về số lượng người dùng, các nhãn hàng từ cao cấp đến bình dân cũng không thể đứng ngoài cuộc chơi khi liên tiếp tổ chức các chiến dịch trên TikTok. Đặc biệt, kết quả các thương hiệu này thu về cũng rất đáng kinh ngạc!

Metaverse: Đã đến lúc Marketer cần hiểu đúng
10 năm trước, các trang báo lớn của Mỹ đã cho rằng: Internet chỉ là một xu hướng “thoảng qua”. Tới nay, Internet đã thay đổi thế giới hoàn toàn với 4.95 tỷ người sử dụng, chiếm tới 62.5% dân số toàn cầu

4 kỹ năng biến bạn thành marketer “không thể thay thế” – Chia sẻ từ 5 lãnh đạo hàng đầu thế giới
“Sân chơi này rất rộng và cạnh tranh”, một mô tả về thế giới tiếp thị của Matt Prince - quản lý cấp cao ban PR của Taco Bell. Để không bị đào thải ở một sân chơi như thế, một marketer giỏi buộc phải trang bị những kỹ năng

10 năm thương mại điện tử Việt Nam thay đổi nhờ công nghệ
Nhờ công nghệ, doanh nghiệp thương mại điện tử thêm gắn kết, thấu hiểu người dùng Việt, góp phần tăng vị thế cạnh tranh trong thời đại số.

Cái giá của hàng miễn phí
Năm 2013, một quán sushi ở Hà Nội quảng bá khai trương. Chuyện cũng chẳng có gì cho đến khi hơn 1000 người đổ xô về con phố Đoàn Trần Nghiệp chỉ vì…được ăn sushi miễn phí. Hè 2015, concept truyền thông MIỄN PHÍ lại tiếp tục phát huy uy

Thói quen dùng tiền mặt cản trở thương mại điện tử Việt Nam
Việc các công ty mới tập trung vào thị trường trong nước cũng khiến việc mua hàng qua mạng ở Việt Nam gặp khó khăn.

Xây kênh trên TikTok: Nghiêm túc đầu tư hay chỉ làm cho có?
Trong những năm gần đây, TikTok đang dần phát triển với tệp khách hàng đa dạng. Các nhãn hàng liệu đã nhìn nhận đúng vai trò của TikTok trong chiến lược tiếp cận khách hàng mục tiêu hay chưa?

Hiệu quả đặc biệt của thương hiệu 4.0
Trong quá khứ, thương hiệu được xem là một đối tượng, hay một khái niệm. Và chỉ bạn – chủ thương hiệu mới có mối quan hệ với thương hiệu. Cách nghĩ này cần được thay đổi: Thương hiệu, theo quan điểm mới, chính là các mối quan hệ.

Facebook phát tin tức từ báo chí, chuyện gì xảy ra?
Việc một số báo lớn, cơ quan truyền thông lớn ở Mỹ (New York Times, Buzzfeed, NBC News, NatGeo...) thử nghiệm trực tiếp xuất bản tin lên trên mạng xã hội Facebook mang đến điều gì?

PR vs. Marketing : Phân biệt trước, phối hợp sau
Sự phối hợp ăn ý giữa Marketing và PR sẽ tăng doanh thu và lôi kéo sự chú ý cho doanh nghiệp. Nhưng muốn phối hợp cả hai, bạn trước tiên phải biết phân biệt chúng đã.

Hiền Không Cầm Được Binh, Lãnh Đạo Không Nghiêm Minh Nhân Viên Khó Mạnh
Hiền không cầm được binh, nghĩa không giữ được tài, lãnh đạo không “gấu” nhân viên sẽ không mạnh, vậy nên trong việc dùng người cũng cần đến một chút khắc nghiệt…

Tổng hợp 6 chiến dịch “educate” cách đọc tên thương hiệu thú vị
Bạn thường gọi ngân hàng ACB là “A Xê Bê” hay “Ây Xi Bi”? Tên ngân hàng MSB nên đọc là “Mờ Ét Bê” hay “Em Ét Bi”? Hoặc bạn có bao giờ líu lưỡi khi cố gắng đọc tên thương hiệu bằng tiếng nước ngoài? Thấu hiểu được sự

‘Lý thuyết sốt cà chua và mù tạt’: Chiêu tâm lý các hãng fast-food sử dụng để khiến bạn đói bụng và mua nhiều đồ ăn hơn
Nhiều hãng đã dùng chiến thuật tâm lý về màu sắc để âm thầm tác động đến quyết định mua hàng của khách hàng trong nhiều năm qua.

Toyota thay đổi thiết kế – cuộc phiêu lưu của gã khổng lồ
Kiểu đèn pha “nháy mắt” tinh nghịch trên mẫu xe Concept-i là hình ảnh đáng nhớ nhất của Toyota tại triển lãm công nghệ CES 2017, Mỹ.

Nên Hay Không Nên Quảng Cáo?
Quảng Cáo bầy giờ thịnh hành đến mức hầu như ai làm kinh doanh cũng biết và tự chạy hoặc thuê công ty dịch vụ chạy bất kể là quảng cáo online hay offline. Một số người còn cho rằng quảng cáo không còn hiệu quả nữa hoặc nó chỉ phù hợp với các Brand

Đi tìm lý do cho sự rạn nứt giữa marketer và người tiêu dùng
Một kịch bản dí dỏm về “hôn nhân” trên bờ vực tan vỡ giữa marketer và người tiêu dùng được viết bởi Mark Ritson nhằm thể hiện quan điểm của ông về sự trung thành dành cho thương hiệu thời hiện đại.

Các công ty tư vấn thương hiệu đã làm gì trong giai đoạn COVID-19?
COVID-19 đã tạo cơ hội để hoạt động tiếp thị và xây dựng thương hiệu trên thế giới thích ứng với những điều kiện thay đổi nhanh chóng.

Marketing phi lợi nhuận (Nonprofit Marketing) là gì?
Marketing phi lợi nhuận (tiếng Anh: Nonprofit Marketing) là các hoạt động và chiến lược truyền bá thông điệp của tổ chức đồng thời thu hút việc quyên góp và kêu gọi tình nguyện viên.

Nói về bất công để tăng độ gắn bó của khách hàng: Nghệ thuật xây dựng thương hiệu của Nike
Sự xuất hiện của những nữ vận động viên lừng danh nhất Ấn Độ trong video quảng cáo ở Ấn Độ giúp Nike đưa thương hiệu lên tầm cao mới đối với người tiêu dùng.

12 bài học kinh doanh từ Starbucks
Năm 1971, một tiệm café được mở tại khu chợ lịch sử Pike Place ở Seattle. Quán café này sau đó đã trở thành tiệm café của thương hiệu café lớn nhất thế giới – Starbucks.

Content Gap: Cách tìm ý tưởng nội dung để viết bài
Bí ý tưởng trong việc viết lách là điều mà những người làm nội dung cho website thường gặp phải. Nhất là các bạn “nhà SEO”, sản xuất nội dung theo từ khoá.

5W1H là gì? Xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả với công thức 5W1H
Công thức 5W1H giúp xây dựng chiến lược nội dung hiệu quả. Không chỉ trong lĩnh vực marketing, 5W1H còn được áp dụng thành công ở nhiều lĩnh vực khác. Cùng tìm hiểu khái niệm 5W1H, quy tắc và bí quyết xây dựng chiến lược marketing hiệu quả với công

Marketing xuất khẩu (Export marketing) là gì?
Marketing xuất khẩu (tiếng Anh: Export marketing) thực chất chỉ là sự vận dụng, mở rộng của marketing nói chung trong điều kiện không phải trên thị trường nội địa mà là ở thị trường nước ngoài.

8P – Trụ cột marketing thương hiệu hàng hiệu
Nguyên tắc 8P trong marketing hàng hiệu cung cấp cho chúng ta một bộ khung sơ khởi trong việc xây dựng chiến lược marketing thương hiệu hàng hiệu.

Cách xây dựng một con Bot tự động chat trên Facebook Messenger
Mới đây Facebook đã mở nền tảng Messenger Platform để kích hoạt Bot giao tiếp với người dùng thông qua ứng dụng Facebook Apps và Facebook Pages.

15 sai lầm của thương hiệu khi xây dựng nội dung trên nền tảng số
Việc sáng tạo các nội dung hấp dẫn và phù hợp với thị hiếu khách hàng sẽ thu hút sự quan tâm, tương tác của khách hàng mục tiêu, mang lại nhiều lợi thế cho doanh nghiệp. Ngược lại, nếu nội dung không mang lại giá trị cho độc giả, thương

Những điều dữ liệu chưa nói với bạn
Marketer thường nhấn mạnh rằng các hoạt động marketing của mình đều dựa trên dữ liệu (data-driven). Khẳng định đó giúp các bên cảm thấy “nhẹ lòng” hơn khi tin rằng các quyết định liên quan đều có một hệ thống dữ liệu rõ ràng làm cơ sở.

7 chỉ số quan trọng dành cho mobile app nên theo dõi
Trong bài viết này, AppROI Marketing sẽ đề cập đến 7 chỉ số mobile app quan trọng nên theo dõi thường xuyên để đo lường mức độ chấp nhận, giữ chân và tăng trưởng, cùng với một số điểm chuẩn của ngành để bạn đánh giá độ thành công của

5 cách quảng bá nội dung
Hãy xây dựng nội dung, nói cho cộng đồng mạng về nó, tối ưu hóa nó, thuyết phục bạn bè cùng chia sẻ nó, đăng nó lên các trang social bookmarking, làm cho nó hoàn hảo hơn, cập nhật mới và tận dụng mọi cơ hội để đưa nó vào tầm mắt

Sử dụng Facebook cho doanh nghiệp là một cơ hội tuyệt vời để hướng đến các thị trường rộng lớn. Đây là lý do ngày càng nhiều doanh nghiệp sử dụng Facebook vào các chiến lược marketing của họ

Invoice là gì? Invoice được sử dụng làm gì?
Invoice hay là hóa đơn là tài liệu liệt kê các sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng và đặt ra nghĩa vụ đối với khách hàng là phải thanh toán cho doanh nghiệp đối với các sản phẩm và dịch vụ đó.

Digital Marketing là gì? Tất cả kiến thức cần biết về Digital Marketing!
Digital Marketing bao gồm tất cả các nỗ lực tiếp thị sử dụng một thiết bị điện tử hoặc internet. Các doanh nghiệp tận dụng các kênh kỹ thuật số như công cụ tìm kiếm, phương tiện truyền thông xã hội, email và các trang web khác để kết nối

Cách Nestle thu phục thị trường Nhật Bản: Bán kẹo vị cà phê cho trẻ em để “in dấu”, nhiều năm sau quay lại bán cà phê cho những “trẻ em đã lớn”
Đối với việc phát triển mối quan hệ với thương hiệu và sản phẩm, thời thơ ấu cũng là giai đoạn quan trọng nhất. Nestle đã vận dụng hiệu quả nguyên lý này để chinh phục người tiêu dùng Nhật Bản, vốn đã quen với văn hóa uống trà.

Quy tắc SEO mới cho bạn khi làm tiếp thị nội dung
Kể từ năm 2013, tiếp thị nội dung thông qua công cụ tìm kiếm, mạng xã hội, rộng hơn là internet đã trở thành một xu hướng tất yếu của thời đại marketing toàn cầu.

Sáu cách xây dựng thương hiệu qua dịch vụ khách hàng
Dùng dịch vụ khách hàng để củng cố thương hiệu của bạn là một cách thức cần thiết nhưng lại chưa được tận dụng để thu hút và duy trì khách hàng, làm cho doanh nghiệp trở nên khác biệt, và tăng cường sự trung thành với thương hiệu.

5 bí quyết làm quảng cáo thành công của Wexley
Dưới đây là 5 bí quyết làm quảng cáo thành công của công ty Wexley – một công ty đã giúp các thương hiệu lớn như Nike, Microsoft thực hiện những chiến dịch truyền thông, tiếp thị thành công.

Quy trình xử lý khủng hoảng truyền thông cho thương hiệu
Bất cứ thương hiệu nào cũng có thể đối mặt với khủng hoảng truyền thông. Do vậy, việc xử lý khủng hoảng truyền thông, kiểm soát dư luận và tìm ra cách ứng phó khéo léo để danh tiếng và uy tín của thương hiệu sẽ không bị đe dọa.

“Hãy đứng trên vai của người khổng lồ, chứ đừng ngủ gật trên vai của họ” qua case study từ Tập đoàn Phú Thái
Theo Chủ tịch Phú Thái, “đứng trên vai người khổng lồ” nên là một chiến lược kinh doanh mà các doanh nghiệp Việt cần cân nhắc.

5 case study hay về content marketing các marketer nên học hỏi
Marketing chính là thử nghiệm và thất bại. Nếu bạn có một ý tưởng, hãy thử nghiệm và xem cách mọi người phản ứng lại với ý tưởng đó như thế nào.

Làm đẹp – Hành trình bước ra ánh sáng
Ngoại hình vốn là chuyện muôn thuở của phái đẹp. Thế nhưng, xung quanh câu chuyện đó là rất nhiều rào cản vô hình.

03 Case Study về Chiến lược truyền thông ấn tượng

- Tháng Ba 4, 2023
Các doanh nghiệp muốn phát triển tốt hơn trên thị trường, cạnh tranh sòng phẳng với các đối thủ thì việc xây dựng chiến lược truyền thông thương hiệu là vô cùng cần thiết. Để làm được điều đó, doanh nghiệp sẽ cần nắm được ý nghĩa cũng như cách thức cụ thể để xây dựng thành công chiến lược truyền thông thương hiệu. Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Vậy truyền thông thương hiệu là gì?
Truyền thông thương hiệu là quá trình thực hiện các hoạt động giới thiệu, quảng bá nhắm vào các dấu hiệu nhận biết về thương hiệu của doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ, hàng hoá. Truyền thông thương hiệu nhằm tạo dựng niềm tin thay đổi quan điểm, hành vi của khách hàng theo hướng có lợi cho doanh nghiệp.
Truyền thông thương hiệu là 1 phần nhỏ trong lĩnh vực marketing. Theo đó chúng ta có 2 nhóm thương hiệu gồm thương hiệu cá nhân và thương hiệu tổ chức, hàng hoá. Tất cả các ngành trong lĩnh vực truyền thông, đều được áp dụng vào trong chiến lực truyền thông thương hiệu. Đặc biệt là Pr(Public Relations) kết hợp với trải nghiệm dịch vụ của thương hiệu, và tâm lý đối tượng. Truyền thông thương hiệu giúp rút ngắn chu kỳ bán hàng, thúc đẩy khách hàng ra quyết định mua sản phẩm. Đồng thời hình thành thói quen, sở thích của khách hàng đối với sản phẩm.
Và để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của chiến lược truyền thông đối với doanh nghiệp, hãy cùng SEFA Media phân tích sâu hơn vào chiến lược truyền thông thương hiệu của 4 “ông lớn” dưới đây.

Ấn tượng với chiến lược truyền thông thương hiệu sáng tạo của Vinamilk
Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk được thành lập năm 1976, trải qua gần 45 năm hoạt động, Vinamilk hiện là công ty sữa lớn nhất cả nước với thị phần 37%. Để đạt được những thành quả và có được một thương hiệu Vinamilk vững mạnh như hiện nay phải kể đến chiến lược truyền thông của Vinamilk – một chiến lược xuất sắc. Bản lĩnh của công ty là luôn năng động, sáng tạo, đột phá tìm một hướng đi đột phá trong chiến lược marketing nói chung, chiến lược truyền thông của Vinamilk nói riêng.
Trong chiến lược truyền thông của Vinamilk, quảng cáo được đánh giá là một phương sách có tính chất chiến lược để đạt được hoặc duy trì một lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Hiểu được tầm quan trọng của quảng cáo trong chiến lược của mình, Vinamilk luôn chú trọng, đề cao sáng tạo không ngừng và đã đạt được khá nhiều thành công từ việc quảng cáo để tăng doanh thu bán hàng của mình. Trong yêu cầu quảng cáo, Vinamilk đã đáp ứng được đầy đủ những yêu cầu khắt khe mà một thông điệp quảng cáo cần đạt được. Cụ thể, là một công ty chuyên sản xuất các hàng hóa, sản phẩm làm từ sữa mà nguồn cung ứng chủ yếu là từ bò nên hình ảnh những con bò được coi là hình ảnh đặc trưng, cốt lõi trong mỗi clip quảng cáo của các sản phẩm của Vinamilk. Nhưng không vì thế mà hình ảnh các chú bò xuất hiện trong mỗi quảng cáo của Vinamilk lại đơn điệu, trùng lặp mà ngược lại chúng luôn sôi động, ngộ nghĩnh, độc đáo và luôn để lại những ấn tượng khó quên trong lòng mỗi khán giả.

Vinamilk đã khiến cái bất lợi của mình thành cái có lợi, khi báo chí đăng tin rầm rộ về các sản phẩm sữa tươi mà tỉ lệ bột mì rất cao, đã làm xôn xao dư luận, ảnh hưởng không tốt đến người tiêu dùng về sữa tươi. Chính trong lúc này, quảng cáo với thông thiệp “sữa tươi nguyên chất 100%” ra đời, đã thu hút và lấy lại lòng tin của khách hàng. Vinamilk là thương hiệu đầu tiên khai thác điểm này trong quảng cáo của mình. Chiến lược này là một chiến lược ăn theo dư luận, biết chớp thời cơ trong lúc người tiêu dùng đang hoang mang.
Chiến lược tiếp thị truyền thông đa phương tiện nhằm giúp người tiêu dùng hiểu rõ lợi ích: “tươi, thuần khiết, đến trực tiếp từ thiên nhiên” thông qua: Chiến lược nhân cách hóa hình ảnh những chú bò sữa mạnh khỏe vui nhộn, năng động. Hình ảnh những cánh đồng cỏ xanh rì, bát ngát, đầy ánh nắng, gần gũi với thiên nhiên. Đây thật sự là một hình ảnh đầy cảm xúc có tác dụng gắn kết tình cảm của người tiêu dùng với thương hiệu Vinamilk.
Bên cạnh đó, Vinamilk tung những TVC mang đậm tính nhân văn. TVC “6 triệu ly sữa” sử dụng bài hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn với sự thể hiện của ca sĩ Lê Cát Trọng Lý “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng, để làm gì em biết không, để gió cuốn đi..” Hình ảnh những quả bóng mang những hộp sữa Vinamilk đến cho trẻ em nghèo mang đậm tính nhân văn. Hay trong chiến dịch “40 năm vươn cao Việt Nam” cho thấy sự thống nhất, xuyên suốt một thông điệp trong chiến lược truyền thông của Vinamilk.
Bài học rút ra từ các hoạt động truyền thông thương hiệu của Vinamilk: Có sự liên kết rất sâu với người tiêu dùng mục tiêu, thể hiện qua hình ảnh phản chiếu chú bò ngộ nghĩnh. Không chỉ vậy, thông điệp xuyên suốt cũng được đồng nhất và phản ánh rõ đặc tính của sản phẩm và thuộc tính của thương hiệu.
Ý tưởng truyền thông thương hiệu “lấy lòng” của Bamboo Airways
Điều gì đã giúp Bamboo thành công và có được 5 triệu khách trong hai năm? Tuy rằng đang là một thương hiệu non trẻ, mới tham gia vào thị trường, Bamboo Airways đã gây được tiếng vang lớn trong cộng đồng người tiêu dùng, trở thành thương hiệu đáng chú ý trong những năm vừa qua. Chiến lược truyền thông thương hiệu của Bamboo Airways được xây dựng dựa trên triết lý kinh doanh của thương hiệu:”Khách hàng không chỉ là khách, doanh thu nào cũng đến từ khách hàng.”
Bám sát giá trị cốt lõi của mình, Bamboo Airways hướng đến việc mang lại dịch vụ bay cao cấp với giá rẻ cho khách hàng. Dịch vụ bay của Bamboo Airways được chia thành 4 hạng: Hạng nhất (Bamboo First Class), hạng thương gia (Bamboo Business), hạng phổ thông đặc biệt (Bamboo Plus) và hạng phổ thông (Bamboo Eco). Việc phân ra 4 hạng vé cung cấp cho khách hàng nhiều lựa chọn phù hợp, đa dạng với nhu cầu của từng khách hàng.

Ngay từ thời điểm ra mắt, Bamboo Airways đã không ngừng triển khai các hoạt động truyền thông thương hiệu nhằm thu hút sự chú ý của công chúng. Khác biệt với các đối thủ cạnh tranh khác, quảng cáo của Bamboo không chỉ thể hiện được yếu tố con người, chất lượng dịch vụ của hãng, Bamboo Airways đã lồng ghép thêm những địa danh du lịch, dịch vụ nghỉ dưỡng sang trọng của FLC.
Chiến lược truyền thông này đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình trong việc truyền đạt thông điệp về sự tồn tại của một hãng bay với ưu đãi về du lịch, nghỉ dưỡng, và khả năng vận chuyển hành khách thẳng đến địa điểm du lịch. Tại các điểm phòng vé máy bay, Bamboo Airways đã thực hiện các chương trình liên kết, tư vấn về các gói combo vé máy bay kèm dịch vụ du lịch giá ưu đãi của hãng, giúp thương hiệu tương tác trực tiếp, xây dựng nhu cầu về dịch vụ nghỉ dưỡng trong khách hàng của họ.
Đồng thời, Bamboo Airways cũng đã chủ trương tổ chức các sự kiện cộng đồng nhằm gây dựng nhận thức về thương hiệu. Trong thời gian đất nước hứng chịu làn sóng Covid-19, Bamboo Airways đã thực hiện nhiều chuyến bay miễn phí chở người lao động từ các tỉnh thành về quê quán phòng chống dịch.
Năm 2020, hưởng ứng phong trào “Sát cánh cùng miền Trung” mùa lũ, Bamboo Airways đã gây dựng quỹ hỗ trợ người dân miền Trung, cung cấp và vận chuyển hàng tiếp tế miễn phí cho bà con vùng lũ. Ngoài ra còn rất nhiều hoạt động cộng đồng khác như tài trợ cho đội tuyển bóng đá quốc gia, trở thành nhà tài trợ kim cương trong chương trình Ngày quốc gia Việt Nam, sự kiện quan trọng bậc nhất đối với Việt Nam trong năm 2020 tại EXPO 2020 Dubai UAE,… Các hoạt động truyền thông thương hiệu trên đã tạo hình ảnh tốt đẹp, sự gần gũi, thân hiện của Bamboo với người dân trong nước.
Bài học từ chiến lược truyền thông của Bamboo Airways: Tôn chỉ “khách hàng không chỉ là khách” cũng đã mở ra rất nhiều tư duy mới cho các nhà quản trị. Bamboo đã “nắm lấy” trái tim của khách hàng qua rất nhiều hoạt động ý nghĩa. Họ không chỉ dừng lại ở mức độ trung thành (loyalty), mà đã đạt đến ngưỡng tình yêu với thương hiệu (brand love).
Thắng lớn với chiến lược truyền thông thương hiệu khôn khéo của Biti’s Hunter
Thực tế, Biti’s đã áp dụng công thức truyền thông AIDA cho chiến lược của mình một cách rất bài bản và có thể nói là khá hấp dẫn.
Awareness: Chiến lược Marketing về sản phẩm của Biti’s luôn đuổi kịp theo trend thời trang, thăm dò thị hiếu của người tiêu dùng ở từng khu vực, gây chú ý đến thương hiệu, sản phẩm mới. Mục tiêu: người người nhà nhà biết đến và nói về Biti’s Hunter. Để thực hiện mục tiêu này Biti’s đã lựa chọn Viral Video, là MV “Lạc Trôi” của Sơn Tùng MTP và MV “Đi để trở về” của Soobin Hoàng Sơn, chính là những Video đang gây sốt cộng đồng mạng những ngày gần đây.
Interest: Biti’s rất thông minh khi sử dụng kênh KOL để truyền thông cho chiến lược tiếp theo, kích thích sự yêu thích, yêu mến của khách hàng đối với sản phẩm.Với đặc điểm tập khách hàng tiềm năng là các bạn trẻ, qua kênh KOLs là các ngôi sao, thần tượng Hot trên mạng, Biti’s đã educate thị trường, tạo thành một trào lưu đi giày mới.

Desire: Đây là lúc Biti’s sử dụng hàng loạt các bài PR cho chiến lược kích thích nhu cầu, mong muốn sử dụng sản phẩm của khách hàng. Đầu tiên là các bài PR ngầm, đánh vào lòng yêu nước: “Xuất khẩu da giày top đầu thế giới, nhưng người Việt đang ngày càng ít đi giày Việt. Sắp tới đây hệ thống Metro Cash & Carry và Big C đã hoàn toàn thuộc về các tập đoàn bán lẻ Thái Lan thì viễn cảnh người Việt đi giày Thái là hoàn toàn không thể tránh khỏi”. Tiếp đó là loạt bài PR trực diện nhắm trực tiếp vào sản phẩm, đăng tải trên những site báo lan truyền xu hướng làm đẹp của giới trẻ điển hình như Kênh 14.
Action: Để kích thích hành động cho những khách hàng còn đang băn khoăn với quyết định mua Biti’s Hunter, Biti’s đã tung ra các chương trình ưu đãi giảm giá. Chiến lược này càng thành công hơn khi Biti’s kết hợp với các website thương mại điện tử cùng các mã giảm giá trong khung thời gian nhất định.
Bài học từ chiến lược truyền thông thương hiệu của Biti’s Hunter có lẽ là “không gì nhanh bằng mạng xã hội”. Biti’s đã tận dụng rất tốt khả năng lan tỏa của mạng xã hội và độ viral của KOL, Influencer,… đối với tập khách hàng mục tiêu. Họ đã thắng lớn khi vừa gây ra tranh cãi, vừa tạo ra thiện cảm trong mắt khách hàng.
Trên đây là những bài học về các hoạt động truyền thông thương hiệu đến từ 3 “ông lớn” trong thị trường Việt Nam. Có lẽ, chúng ta cũng đã được mở mang thêm nhiều kiến thức và luồng tư duy mới. SEFA Media tự hào có thể mang đến nhiều kiến thức mới về thương hiệu cho quý doanh nghiệp. Và nếu chủ doanh nghiệp cần tư vấn về chiến lượng thương hiệu hay chiến lược marketing tổng thể, hãy liên hệ ngay với chúng tôi!

- Communication
Dịch vụ yêu cầu

- Hồ sơ năng lực
- Văn hóa SEFA
- Đội ngũ nhân sự
- Chiến lược Thương hiệu
- Nhận diện Thương hiệu
- Tiếp thị Kỹ thuật Số
- Sản xuất Truyền thông
- SEFA Digital
- Brand Strategy
- Brand Identity
- Digital Marketing
- Advertising
- Media Production


- Kiến Thức Marketing
4P marketing là gì? Case study chiến lược marketing 4P tốt nhất 2023
4P Marketing là thuật ngữ xuất hiện trên thị trường rất lâu nhưng không bao giờ lỗi thời. Chiến lược 4P Marketing được các tập đoàn lớn nhỏ tại Việt Nam áp dụng một cách hiệu quả mở ra nhiều cơ hội đưa sản phẩm/dịch vụ tiếp cận khách hàng một cách nhanh chóng. Hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu bạn chiến lược 4P Marketing hiệu quả nhất 2023 mà doanh nghiệp cần biết.

Tìm hiểu 4p trong marketing
Nội Dung Chính [Ẩn]
Marketing mix là gì?
4p marketing mix là gì?
Các bước phát triển chiến lược 4p marketing
1. Xác định chiến thuật bán hàng độc đáo
2. Thấu hiểu khách hàng mục tiêu
3. Nghiên cứu đối thủ
4. đánh giá kênh phân phối và địa điểm bán hàng hiệu quả.
5. Phát triển chiến lược truyền thông
6. Kết hợp các yếu tố và kiểm tra tổng thể
Case study chiến lược 4p marketing hiệu quả
1. Chiến lược sản phẩm
2. Chiến lược giá
3. Chiến lược phân phối
4. Chiến lược chiêu thị
Dịch vụ tham khảo:
1. Dịch vụ tư vấn marketing
2. Chuyên gia marketing -Võ Tuấn Hải
3. Dịch vụ business coach
4. Phòng marketing thuê ngoài chuyên nghiệp
MARKETING-MIX LÀ GÌ?
Marketing-Mix còn được gọi là Marketing hỗn hợp, nhắc đến khái niệm Marketing-Mix mọi người sẽ liên tưởng ngay 4P trong Marketing. Marketing-Mix bao gồm các công cụ tiếp thị được các chuyên gia Marketer áp dụng khéo léo tiếp cận đến khách hàng mục tiêu.
4P MARKETING LÀ GÌ?
4P trong marketing mix là mô hình gồm 4 yếu tố chính sau đây: Product ( Sản phẩm), Price ( Giá cả), Place (Phân phối), Promotion (chiêu thị). Nói một cách khác, các yếu tố này gọi là Marketing hỗn hợp hoặc là Marketing-Mix đóng vai trò quan trọng trong gia tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
- • Product: Bạn sẽ bán sản phẩm gì?
- • Price: Giá sản phẩm như thế nào?
- • Place: Khách hàng sẽ mua sản phẩm ở đâu?
- • Promotion: Khách hàng làm thế nào để tìm thấy sản phẩm của bạn?

Giới thiệu 4P Marketing
CÁC BƯỚC PHÁT TRIỂN CHIẾN LƯỢC MARKETING 4P
Để thực hiện chiến lược 4P doanh nghiệp phải thực hiện đủ 4 bước sau đây:
1. Xác định chiến thuật bán hàng độc đáo nhất
Thông qua khảo sát và nghiên cứu người tiêu dùng, doanh nghiệp sẽ xác định đâu là những tính năng và điểm mấu chốt nhất giúp cho sản phẩm được nhiều người yêu thích. Hay gọi là chiến thuật bán hàng của doanh nghiệp bạn là gì?
2.Thấu hiểu khách hàng mục tiêu
Theo như đánh giá của các chuyên gia, yếu tố quan trọng nhất để phát triển đưa sản phẩm ra thị trường đó chính là thấu hiểu khách hàng.
Doanh nghiệp cần trả lời những câu hỏi sau để hiểu được tâm lý khách hàng hơn:
- • Ai là người mua sản phẩm, dịch vụ?
- • Họ gặp những nỗi đau gì?
- • Họ mong muốn mua một sản phẩm/ dịch vụ như thế nào?
Khi trả lời được những câu hỏi này, doanh nghiệp sẽ nắm bắt được Insight khách hàng. Từ đó, đưa ra các chiến lược có tầm nhìn xa trông rộng phát triển sản phẩm của doanh nghiệp tốt hơn.

Thấu hiểu được khách hàng trong 4P Marketing
Khi làm Marketing, muốn tung một sản phẩm ra thị trường, doanh nghiệp không thể nào thiếu bước nghiên cứu thị trường được. Đầu tiên, doanh nghiệp có thể đưa ra mức giá cụ thể cho mô hình 4P nhưng phải căn cứ vào mức giá mà đối thủ đưa ra. Doanh nghiệp cần điều chỉnh giá khách quan, thực tế, khéo léo để thu hút khách hàng mua sản phẩm, dịch vụ của mình đấy.
1. Dịch vụ đào tạo marketing inhouse
2. Dịch vụ marketing online giá rẻ hiệu quả
3. Tư vấn kế hoạch marketing
4. Marketing trọn gói tốt nhất
Nghiên cứu kênh phân phối và địa điểm nào bán hàng hiệu quả hiện nay. Ở bước này, một người làm Marketing phải hiểu được:
- • Khách hàng tiềm năng họ sẽ có thói quen mua hàng ở đâu? Ví dụ mua mỹ phẩm để đảm bảo uy tín, chất lượng thì khách hàng thường mua ở cửa hàng
- • Khách hàng họ thường sử dụng kênh Social nào để mua hàng? Ví dụ khách hàng tìm kiếm và mua hàng Online trên Facebook
Việc đánh giá kênh phân phối và địa điểm bán hàng hết sức cần thiết đối với doanh nghiệp. Kênh nào là thuận tiện cho khách hàng có thể ghé thăm để mua sản phẩm. Ngày nay với các nền tảng kênh phân phối Online đang phát triển mạnh mẽ như Website, Facebook, Instagram, Youtube, các sàn thương mại điện tử tiki, lazada, sendo,..mở ra nhiều cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp và thu hút được lượng lớn khách hàng tiềm năng.

Đánh giá kênh phân phối trong 4P Marketing
5. Phát triển chiến lược truyền thông
Chiến lược truyền thông Marketing 4P bám sát vào khách hàng mục tiêu, nghiên cứu đối thủ và đánh giá kênh phân phối và địa điểm bán hàng đã được nghiên cứu trước đó. Sử dụng các công cụ, phương tiện truyền thông thích hợp lan truyền thông tin, thông điệp, hình ảnh thương hiệu đến khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng.
Đây là bước đánh giá và kiểm tra các bước mà doanh nghiệp thực hiện ở trên có logic với nhau hay không?
- • Tất cả những yếu tố trong 4P đều có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nếu một trong những yếu tố 4P không khớp với nhau rất dễ làm cho chiến dịch bị thất bại. Cần đánh giá và kiểm tra xem:
- • Khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến đúng chưa?
- • Các kênh phân phối như vậy đã được chưa? Có gặp vấn đề gì không? Có kênh nào không hiệu quả không?
Bước này cũng vô cùng quan trọng nhưng thực tế hiện nay có nhiều doanh nghiệp lơ là bỏ qua chúng
CASE STUDY CHIẾN LƯỢC 4P MARKETING HIỆU QUẢ
Việc triển khai 4P Marketing giúp doanh nghiệp tăng hiệu quả hoạt động lẫn doanh thu của đơn vị. Để dễ hiểu hơn, tôi sẽ lấy một ví dụ cụ thể về Case study về Mcdonald với logo màu vàng cuốn hút khách hàng.
1. Chiến lược sản phẩm (Price)
Mcdonald là một chuỗi cửa hàng cung cấp thức ăn nổi tiếng trên thế giới được nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam thu hút rất nhiều khách hàng đến ăn uống.
McDonald có menu đa dạng như:
- • Hamburger và Sandwiches
- • Gà rán
- • Salad
- • Đồ tráng miệng
- • Mc cà phê

Chiến lược sản phẩm của Mcdonald trong 4P
Sản phẩm (Product) được Mc Donald đặt quan tâm lên hàng đầu. Sản phẩm sẽ làm nên thành công cho hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng.
4P trong Marketing-Mix đối với thức ăn của McDonald mang lại nhiều ấn tượng độc đáo cho khách hàng. Hương vị của thức ăn đồ uống không thể lẫn vào đâu được. Nhiều món ăn đang gây sốt làm mưa làm gió trên thị trường Việt Nam thời gian qua.
McDonald sử dụng chiến lược khác biệt sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh tạo nên hình ảnh thương hiệu gây thương nhớ cho khách hàng. Nhất là hương vị độc đáo, mới lạ và sự hòa quyện giữa các nguyên liệu tạo nên bữa” đại tiệc” tuyệt vời mà không đâu có được.
McDonald không ngừng cải tiến dòng sản phẩm của mình để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.
2. Chiến lược giá ( Price)
Price trong 4P Marketing được McDonald sử dụng kết hợp của giá combo với giá tâm lý.
Trong giá combo, McDonald những gói thức ăn nhanh khác nhau theo một giá ưu đãi nhất định nào đó.
Ví dụ: Combo Thịnh Vượng: Một burgern+nước khoai chỉ 109k, tiết kiệm 25%.
Giá “tâm lý”, chẳng hạng giá gốc của phần thức ăn nhanh đó là 200k nhưng McDonald giảm giá còn 199k. Chỉ có giảm 1k nhưng sẽ tạo ra một tâm lý khác biệt thu hút khách hàng sử dụng thức ăn nhanh, đồ uống.

Chiến lược giá tâm lý McDonald trong 4P
3. Chiến lược phân phối ( Place)
McDonald có những chiến lược phân phối như thế nào? McDonald chủ yếu phân phối qua những kênh sau:
Các chi nhánh cửa hàng McDonald chủ yếu ở các trung tâm thành phố lớn
- • Phân phối qua Fanpage bán hàng
- • Đặt trụ phân phối Kiot
- • Phân phối McDonald Mobile App
- • Phân phối trên các Web như Grab, Gojeck, Foody,...
Với các kênh phân phối này thì giúp cho McDonald tiếp cận với khách hàng một cách nhanh chóng, thúc đẩy hành vi mua hàng của họ, đẩy mạnh doanh thu.

Chiến lược phân phối tai cửa hàng trong 4P Marketing
4. Chiến lược chiêu thị ( Promotion)
Marketing mix 4p là gì? 4Ps Marketing bao gồm chiến lược chiêu thị khách hàng đến mua sản phẩm, dịch vụ. McDonald sử dụng công cụ trong chiến lược chiêu thị như quảng cáo, bán hàng cá nhân, khuyến, Marketing trực tiếp.
• Quảng cáo
McDonald xây dựng các đoạn TVC được quảng cáo trên TV, youtube. Bên cạnh đó, Mcdonald còn sử dụng hình thức in ấn tờ rơi, catalog, brochure đưa đến tay người tiêu dùng.
Hình thức quảng cáo ngoài trời tại các vòng xoay, các căn nhà cao tầng cho khách hàng dễ dàng nhìn thấy Pano, từ đó xây dựng hình ảnh thương hiệu rõ nét trong tâm trí khách hàng.
Ngoài ra, McDonald còn áp dụng hình thức quảng cáo LCD trong thang máy tại trung tâm thương mại lớn, trường học,...
McDonald quảng cáo trên phương tiện vận chuyển như xe máy, ô tô,..hoặc những cuộc diễu hành trên phố.
Vì khách hàng mục tiêu chủ yếu tập trung tại các trung tâm thành phố lớn nên McDonald tập trung quảng cáo ngoài trời để khách hàng có thể nhìn thấy thương hiệu của mình.

Chiến lược quảng cáo ngoài trời của McDonald 4P trong Marketing
• Khuyến mãi
Khuyến mãi là chiến lược không thể thiếu trong mô hình 4P trong Marketing. McDonald có chính sách ưu đãi, mã giảm giá cho khách hàng vào các dịp lễ tết, hoặc những ngày đặc biệt trong tuần.
Những chiến dịch ưu đãi 40% cho khung giờ vàng từ 14 giờ -17 giờ vào các ngày trong tuần cho toàn menu khi tải app.
Ví dụ cho khuyến mãi của McDonald: Combo Cát Tường 2 giảm giá 22%, chỉ còn 128k.

Chiến lược khuyến mãi McDonald trong 4P Marketing
• Bán hàng cá nhân
McDonald đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, phục vụ tận tâm,có thái độ niềm nở với khách hàng.
McDonald sử dụng hình thức bán hàng cá nhân là chủ yếu vì khách hàng có thói quen trực tiếp tới cửa hàng để thưởng thức trọn vẹn vị ngon của thức ăn, đồ uống.

Chiến lược bán hàng cá nhân trong 4P Marketing -Mix
• Marketing trực tiếp
McDonald xây dựng chiến lược Marketing 4P thông qua Website cung cấp đầy đủ thông tin cho khách hàng tham khảo và có thể đặt hàng trực tiếp tại đó. Đồng thời, McDonald tích cực khi xây dựng thương hiệu và đẩy mạnh bán hàng qua Fanpage với nội dung Content thu hút, thú vị lôi kéo người dùng đặt hàng Online.
Bên cạnh đó, McDonald còn thiết kế ứng dụng đặt thức ăn nhanh và thức uống trên điện thoại khuyến khích khách hàng cài đặt và sử dụng.

Chiến lược Marketing 4P cho Fanpage McDonald
Ngoài ra, không gian quán thoáng mát, sạch sẽ, rộng rãi là một điểm cộng khiến khách hàng thường xuyên ghé thăm McDonald.
Chắc thông qua phân tích chiến lược 4P's Marketing thực tế của McDonald chắc hẳn các bạn đã hiểu rõ hơn rồi đúng không nào?
4P trong marketing giúp như một chiếc chìa khóa vàng giúp cho doanh nghiệp kết nối với khách hàng một cách nhanh chóng. Doanh nghiệp cần nghiên cứu và phát triển chiến lược 4P trước khi đưa sản phẩm ra thị trường để tránh những rủi ro phát sinh. Hy vọng, bài viết mà chúng tôi vừa cung cấp sẽ mang lại nhiều giá trị thông tin hữu ích cho bạn.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
1. Chiến lược 7p trong marketing
2. Tìm hiểu chiến lược marketing mix là gì
- Chuyên gia marketing Võ Tuấn Hải
- Business Coaching
- Tư vấn chiến lược marketing
- Các hình thức quảng cáo trên Facebook
- Facebook Audience Insights
- Remarketing Facebook
- Quảng cáo facebook không hiệu quả
Đánh giá & nhận xét : 4P marketing là gì? Case study chiến lược marketing 4P tốt nhất 2023
1 đánh giá & nhận xét
Bạn đánh giá sao bài viết này?
Đánh giá & nhận xét sản phẩm
Bạn cảm thấy sản phẩm như thế nào?

Điền Đầy Đủ Thông Tin Của Bạn

VỀ CEO & FOUNDER: VÕ TUẤN HẢI
Chuyên gia marketing hơn 13 năm kinh nghiệm
- PHÓ THỦ TƯỚNG & Đoàn Đại Biểu Cấp Cao Đến Tận Nhà Thăm Mô Hình Làm Marketing 2014
- Sáng lập Quangcaosieutoc.Com - Giải Pháp Marketing Online Hiệu Quả Cho Doanh Nghiệp SME
- CEO & Founder DMV INTERNATIONAL Co.LTD
- Sáng Lập Websieutoc.Vn - Thiết kế web chuẩn Ma Trận Bao Vây
- Sáng Lập Quảng Cáo Siêu Tốc Academy - Học Viện Đào Tạo Marketing Online
- Sáng Lập Giải Pháp " Ma Trận Marketing Bao Vây " - Giải Pháp Marketing Tổng Lực
- Giảng Viên Cao Cấp Tại Các Học Viện Digital Marketing Hàng Đầu VN
- Nhiều Lần Xuất Hiện Trên VTV3 , THVL1 , THVL2 , Thời Báo Kinh Tế Việt Nam ,..
- Di Động: 0987 087 034 - Email: [email protected]

- Dịch vụ marketing tổng thể
- Dịch Vụ Marketing Online
- Dịch vụ quảng cáo Facebook
- Dịch vụ quảng cáo Google
- Dịch vụ quảng cáo Zalo
- Dịch vụ quảng cáo Youtube
- Dịch vụ quảng cáo Tiktok
- Dịch vụ quảng cáo Cốc Cốc

- Đào Tạo Marketing Inhouse
- Khóa Học: Chuyên Viên Digital Marketing
- Khoá Hoc Offline: Ma Trận Bao Vây
- Khoá Học Online: Đọc Vị Khách Hàng Chốt Sale Dễ Dàng


Kênh thông tin Marketing dành cho sinh viên
TRONG THÁNG

Product Placement là gì? Cách mà các thương hiệu chinh phục khách hàng qua màn ảnh

Chiến dịch Freeship trong Marketing – Bài toán tâm lý đến từ các sàn thương mại…

Brand Identity – Thương hiệu qua đôi mắt người tiêu dùng

Hermes: Luxury Brand hàng đầu thế giới nhưng lại không có bộ phận Marketing?

Tìm hiểu mô hình Brand Key từ Case Study về Hảo Hảo

Shopper Marketing – Chìa khóa vàng cho sự thành công của các nhà bán lẻ

Sephora – Bước chạy khôn ngoan trên đường đua Trade Marketing

Người tham dự nghĩ gì về chung kết cuộc thi Vietnam Young Lions?

Liên Quân Mobile Việt Nam – Miếng bánh béo bở cho các thương hiệu lớn

Quên Zoom đi, Facebook và Skype đã mang đến những lựa chọn Meeting Online an toàn và thông minh hơn nhiều
Từ bây giờ, người dùng hoàn toàn có thể tự lựa chọn nền tảng làm việc và học tập online thuận tiện và hữu ích nhất cho mình cho đến khi những ngày work-from-home…

Black Friday – Ý nghĩa sau ngày lễ đại hạ giá
Những ngày cuối tháng 11 đã tới, đi đâu các bạn cũng thấy đầy các khuyến mãi ngày Black Friday. Tuy nhiên, Black Friday còn mang nhiều ý nghĩa hơn là một dịp thả…

“Ba đời nhà tôi chữa sỏi thận” và các chiêu trò quảng cáo thuốc trên Youtube
Với sự cạnh tranh gắt gao trong rất nhiều ngành hàng, lĩnh vực hiện nay, marketing đóng vai trò ngày càng quan trọng và ngành dược cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, hiện nay…
Vietnam Young Lions là cuộc thi lớn nhất ngành Marketing & Communication nhằm tìm kiếm và tôn vinh những tài năng trẻ sáng tạo, mang sứ mệnh đại diện Việt Nam “chinh chiến” tại…
NỔI BẬT NHẤT
Bạn có 0 đơn hàng
- Luận Văn - Báo Cáo
- Kỹ Năng Mềm
- Kinh Doanh - Tiếp Thị
- Kinh Tế - Quản Lý
- Tài Chính - Ngân Hàng
- Biểu Mẫu - Văn Bản
- Giáo Dục - Đào Tạo
- Giáo án - Bài giảng
- Công Nghệ Thông Tin
- Kỹ Thuật - Công Nghệ
- Khoa Học Tự Nhiên
- Y Tế - Sức Khỏe
- Văn Hóa - Nghệ Thuật
- Nông - Lâm - Ngư
- Thể loại khác
Đăng nhập bằng facebook
Đăng nhập bằng google
Nhớ mật khẩu
Quên mật khẩu
- Báo Cáo Thực Tập
(Tiểu luận) tiểu luận hành vi tổ chức đề tài case study 4 boundaryless organizations (các tổ chức không biên giới)

Đang tải.... (xem toàn văn)
Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
- Thêm vào bộ sưu tập
Tài liệu liên quan
Thông tin tài liệu.
Ngày đăng: 04/03/2023, 09:42
Xem thêm: (Tiểu luận) tiểu luận hành vi tổ chức đề tài case study 4 boundaryless organizations (các tổ chức không biên giới) ,
Từ khóa liên quan
- hệ việt nam nhật bản và sức hấp dẫn của tiếng nhật tại việt nam
- xác định các mục tiêu của chương trình
- khảo sát các chuẩn giảng dạy tiếng nhật từ góc độ lí thuyết và thực tiễn
- điều tra với đối tượng sinh viên học tiếng nhật không chuyên ngữ1
- mở máy động cơ lồng sóc
- mở máy động cơ rôto dây quấn
- các đặc tính của động cơ điện không đồng bộ
- đặc tuyến hiệu suất h fi p2
- đặc tuyến tốc độ rôto n fi p2
- chỉ tiêu chất lượng theo chất lượng phẩm chất sản phẩm khô từ gạo của bộ y tế năm 2008

IMAGES
VIDEO
COMMENTS
Case study: Những case study về marketing thành công Home Category Case Study Case Study Case study là phương pháp nghiên cứu tình huống - một phương pháp giảng dạy đang được sử dụng rất phổ biến trong các trường kinh doanh trên toàn thế giới.
10 Ví Dụ Về Case Study Marketing . Dưới đây là 10 ví dụ cụ thể về case study marketing được triển khai theo nhiều hình thức marketing khác nhau, từ email, video, influencer marketing đến SEO, PPC, và nhiều hình thức khác. ... Cách sử dụng các case study marketing các chiến dịch tiếp thị ...
Chia sẻ và Khám phá những chiến dịch Marketing hay nhất Việt Nam và trên thế giới. Giới thiệu. Trang chủ. Campaign Case-studies. Generali.
Case Study Marketing Writing Communication How-To Clients. ... Nếu các case study về cơ bản đưa ra những minh chứng rằng bạn có thể cung cấp những dịch vụ tốt sẽ giúp nâng uy tín của bạn trong mắt của khách hàng mới, có thể thận trọng. Trên tất cả, nếu bạn đã hoàn tất những ...
Bài viết sau đây sẽ giúp nâng cao hiểu biết của bạn về Marketing tích hợp và IMC bằng cách đánh giá các case study của các công ty đã áp dụng phương pháp IMC thành công. IMC Case Study #1 - Microsoft Tập đoàn Microsoft là một công ty công nghệ của Mỹ.
9 Case Study hiệu quả trong Digital Marketing cần tham khảo và học tập. Dennis Nguyễn Follow Digital Marketing Executive Advertisement Advertisement Recommended Luận văn: Giải pháp Digital Marketing cho dịch vụ nội dung số tại Công ty Thô... Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149 2k views • 21 slides
Case study marketing - 30 chiến dịch marketing thành công nhất TG Ceo Vinalink đã chia sẻ 30 Case study marketing hay nhất mọi thời đại và đạt giải thưởng cao (chiến dịch marketing thành công)
Các Case Study về marketing mix, như 4P-7P University Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt - Hàn Course Digital Marketing (20GBA) Uploaded by Nam Nguyễn Academic year2021/2022 Helpful? 00 Comments Please sign inor registerto post comments. Students also viewed 422 cau hoi trac nghiem ve tai chinh doanh doanh nghiep
Marketing trực tiếp tăng doanh số bán hàng Ví dụ về Marketing trực tiếp và Case Study thực tế Chiến lược tiếp thị trực tiếp bằng cách sử dụng nội dung phân phối tới khách hàng cả về mặt vật lý và tiếp thị qua email.
Case Study: Bài học từ chiến lược truyền thông và nội địa hoá giúp Avatar 2 ghi dấu trên mọi điểm chạm với hàng triệu khán giả Việt Nam ... giúp tiếp cận đông đảo khán giả và xây dựng nhận thức về bộ phim. Các hoạt động PR trên báo, triển khai social content và ...
Dưới đây là 12 cách bạn có thể tận dụng Case Study trong các chiến lược của mình: 1. Lập trang Case Study chuyên biệt Bạn nên có một trang web dành riêng cho các case study marketing của bạn.
Những ví dụ tham khảo tuyệt vời về marketing mạng xã hội. 02/03/2023. Các nội dung chính [ show] Các chiến dịch truyền thông xã hội thành công đều có một điểm chung là chúng đều cung cấp giá trị cho khán giả của mình. Dưới đây là 17 ví dụ về marketing mạng xã hội để ...
Câu trả lời là hãy xem qua các content marketing case study (bài học kinh nghiệm về nội dung marketing). Đó là một nguồn ý tưởng và kinh nghiệm về phản ứng của khách hàng với các ý tưởng hay chiến dịch cụ thể. ... Bài viết sau sẽ giới thiệu cho bạn những case study hay nhất ...
Một case study marketing chuẩn nói chung là một lĩnh vực rất rộng, đầy đủ và đơn giản hơn là một bộ tài liệu bao gồm tối đa thông tin cần thiết, tình huống để từ đó đưa ra giải quyết, đề xuất phương án. Bên cạnh đó, Case study là một công cụ rất […]
Previous Post Tips on How to Build Branding on Social Media for Your Business. Next Post How to Create & Optimize Instagram Story Ads + Best Practices. Index. 8 Digital Marketing Case Studies From Our Clients. Case Study #1: Moto Trax. Case Study #2: Royce Chocolate. Case Study #3: Fox Cities Real Estate.
Case study 2: The growth of the demand for low-cost airlines in the UK Assignment. 1. Tại sao lại có sự tăng trưởng trong nhu cầu về hàng không giá rẻ ở Anh? Nhu cầu về hàng không giá rẻ ở Anh tăng trưởng vì một số lý do sau:
Hãy thử 4 bước mà TM dưới đây để có thể giải 1 case study Marketing hoàn chỉnh nhé! Bước 1: Overall Understanding 1. Hiểu vấn đề/ Mục tiêu thương hiệu Phân tích mục tiêu luôn phải bao gồm việc xem xét các yếu tố đòn bẩy (leverage points).
Content Marketer. Đợt cuối tháng này, mình sẽ dành thời gian viết các case study về F&B Marketing hiệu quả. Tiêu chí của các bài viết là chưa ai viết, và họ ...
Bước 1: Tìm kiếm đối tượng mà Case Study hướng tới. Nếu bạn hiểu Case Study là gì thì Bước đầu tiên của mọi quá trình viết Case Study là quyết định bạn muốn viết về đối tượng nào. Đó có thể là tổ chức kinh doanhcủa bạn hoặc khách hàng.
5 case study về các chiến dịch marketing thành công nổi bật "Share a Coke" của Coca-Cola. Khi nói đến các chiến dịch sale thành công bậc nhất lịch sử, chúng ta không thể bỏ qua mất "Share a Coke" của Coca-Cola.
Hy vọng qua bài viết này, anh/chị có thể hiểu hơn về các chiến lược Marketing của Apple và sử dụng kiến thức từ case study này để nghiên cứu các chiến lược marketing phù hợp với doanh nghiệp của mình. 23,568 . Đánh giá bài viết
Event "Case Competition Conference" do Tomorrow Marketers cùng VOCO đồng tổ chức đã diễn ra thành công với sự tham gia của gần 1000 bạn trẻ theo đuổi Case Competition cùng các vị diễn giả đại diện từ 04 cuộc thi nổi tiếng: UFLL, Nielsen Case Competition, P&G CEO Challenge, L'Oréal Brandstorm
5 case study hay về content marketing các marketer nên học hỏi Marketing chính là thử nghiệm và thất bại. Nếu bạn có một ý tưởng, hãy thử nghiệm và xem cách mọi người phản ứng lại với ý tưởng đó như thế nào.
Để xây dựng được chiến lược truyền thông thương hiệu hiệu quả, cách nhanh nhất là học hỏi từ các thương hiệu đi trước. Và trong bài viết này, SEFA Media sẽ phân tích sâu 3 case study nổi bật về truyền thông thương hiệu.
Các bước phát triển chiến lược 4p marketing. 1. Xác định chiến thuật bán hàng độc đáo. 2. Thấu hiểu khách hàng mục tiêu. 3. Nghiên cứu đối thủ. 4. Đánh giá kênh phân phối và địa điểm bán hàng hiệu quả.
Tìm hiểu mô hình Brand Key từ Case Study về Hảo Hảo HOT KIẾN THỨC Shopper Marketing - Chìa khóa vàng cho sự thành công của các nhà bán lẻ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH =====000===== TIỂU LUẬN HÀNH VI TỔ CHỨC ĐỀ TÀI CASE STUDY 4 BOUNDARYLESS ORGANIZATIONS (CÁC TỔ CHỨC KHÔNG BIÊN GIỚI) Sinh viên thực hiện Lớp tín ch[.] ... xảy tổ chức có cấu khơng ranh giới Newskool Grooves